III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 35)

B. Cơ chế quản lý nợ nước ngoài khu vực công Cơ chế quản lý vay thương mại của Chính phủ

III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

các chuyên ngành tài chính quốc tế dù đã được tổ chức đào tạo nhưng trên thực tế chưa đủ cập nhật về kiến thức và kỹ năng quản lý nợ nước ngoài. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nợ nước ngoài chủ yếu vừa làm vừa học. Các khoá đào tạo và tập huấn ngắn hạn chủ yếu do các dự án ODA cung cấp, không thể đủ để giúp hình thành một lực lượng chuyên gia đảm bảo thu thập thông tin, phân tích và dự báo cũng như tổ chức các hoạt động nghiệp vụ một cách thích đáng.

2.3.3.4. Hệ thống và quy trình kiểm định các dự án đầu tư còn yếu kém

Quản lý nợ nước ngoài bền vững có liên quan rất chặt chẽ với việc thẩm định và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Từ phương diện này, những điểm yếu của hệ thống và quy trình thẩm định, quản lý các dự án đầu tư, vốn đã là thực tiễn nhiều năm của nước ta, đã có tác động đến công tác quản lý nợ nước ngoài. Nguồn vốn vay nước ngoài trên thực tế cũng được phân bổ cho các chương trình, dự án ưu tiên như nguồn vốn ngân sách. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong dài hạn thì cái gốc vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng nói chung.

2.3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu kém

Phần mềm quản lý nợ nước ngoài đang sử dụng tại Bộ TC và NHNN chưa được hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng như chuẩn tiếng Việt Unicode, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử… Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp địa phương còn yếu hơn nhiều, yếu cả về trang bị hệ thống máy tính, phần mềm quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ.

III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦAVIỆT NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w