Tồn tại trong khung thể chế quản lý nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 31 - 32)

B. Cơ chế quản lý nợ nước ngoài khu vực công Cơ chế quản lý vay thương mại của Chính phủ

2.3.2.2. Tồn tại trong khung thể chế quản lý nợ nước ngoà

Mặc dù đã có nhiều biện pháp cải cách và hoàn thiện, song khung thể chế quản lý nợ nước ngoài vẫn đang trong quá trình chuyển đổi và xây dựng. Hiện tại, tính chất quá độ và chưa đồng nhất của khung thể chế quản lý nợ nước ngoài vẫn còn thể hiện rõ.

Có quá nhiều quy định, quy chế về quản lý nợ nước ngoài: Hiện nay có quá nhiều quy định, quy chế, thông tư khác nhau quy định các nội dung về quản lý nợ nước ngoài: Luật Ngân sách (2002) có những quy định về quản lý nợ nước ngoài; Quy chế Quản lý vay trả nợ nước ngoài (2005) đưa ra những quy định chi tiết về

việc quản lý vay, trả nợ nước ngoài; Quy chế Xây dựng và Quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của Quốc gia (2006) đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài và quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc đánh giá nợ nước ngoài; Quy chế Cấp và Quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài (2006) đưa ra các quy định về cấp bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, Thông tư số 94/2004/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp… Đây là một bất cập lớn, nó làm khung pháp lý quản lý nợ nước ngoài trở nên rườm rà, khó theo dõi và thực hiện. Tình trạng này làm tăng chi phí của các tổ chức, doanh nghiệp - đối tượng phải tuân thủ, cũng như chi phí của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và tuân thủ. Sự chồng chéo về quy định quản lý nợ nước ngoài: thể hiện ở sự tồn tại song song của các quy định về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các quy định về quản lý nợ nước ngoài nói chung, trong khi phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ ODA. Luật Ngân sách và Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài quy định Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc lập và thực hiện kế hoạch trung và dài hạn về vay trả nợ nước ngoài, Bộ KH & ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch thu hút và trả nợ ODA. Đây là một bất cập không có lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w