Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của cổ phiếu thép Pomina (Trang 37 - 42)

- Những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty:

d.Khả năng thanh toán

Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009

TS CÓ KHẢ NĂNG THANH

KHOẢN/TIỀN GỬI 0.5072 0.5377 0.4386 0.4721 TS CÓ KHẢ NĂNG THANH

KHOẢN/TTS 0.3897 0.4032 0.3768 0.3841 - TS có khả năng thanh khoản/tiền gửi tăng từ 0.4721 năm 2009 lên 0.5377

năm 2011 sau đó qua năm 2012 giảm xuống còn 0.5072 do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Tuy chỉ số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

- TS có khả năng thanh khoản/TTS tăng không nhiều, chỉ có năm 2011 đạt mức

cao nhất 0.4032, sang năm 2012 giảm xuống còn 0.3897

 các chỉ số thanh khoản càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn tốt nhưng quá lớn cũng không tốt bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

a. Đường trung bình

Đường trung bình động (MA) là thước đo khách quan về xu hướng thị trường qua dữ liệu giá và thời gian, thông thường được tính theo giá đóng cửa và có thể được điều chỉnh sử dụng theo giá cao nhất hoặc giá thấp nhất, hoặc giá trung bình hoặc giá đóng cửa gia quyền.

Khi sử dụng một đường trung bình động thì các tín hiệu giao dịch xuất hiện khi giá giao cắt với đường trung bình động đó.

- Vào trạng thái mua khi giá cắt lên trên đường MA từ phía dưới.- Vào trạng thái bán khi giá cắt xuống dưới đường MA từ phía trên.

Khi sử dụng 2 đường trung bình động thì các tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường trung bình động giao cắt nhau.

- Vào trạng thái mua khi đường MA nhanh (ngắn hạn hơn) cắt MA chậm (dài hạn hơn) từ phía dưới lên.

- Vào trạng thái bán (đảo ngược trạng thái) khi đường MA nhanh cắt MA chậm từ trên xuống.

đường chậm (dài hạn hơn) thì các điểm vào trạng thái giao dịch được quyết định bởi đường trung bình động nằm giữa giao cắt đường trung bình động dài hạn hơn, trong khi đó các điểm thoát trạng thái được quyết định bởi đường trung bình động ngắn hạn hơn giao cắt với đường trung bình động nằm giữa.

- Vào trạng thái mua khi đường MA giữa cắt lên trên đường MA chậm từ phía dưới và MA nhanh nằm trên đường MA giữa. Đóng trạng thái mua khi MA nhanh cắt xuống dưới đường MA giữa từ phía trên.- Vào trạng thái bán khi MA giữa cắt xuống dưới MA chậm từ phía trên và MA nhanh nằm dưới MA giữa. Đóng trạng thái bán khi MA nhanh cắt lên trên MA giữa từ phía dưới.

Dựa vào đồ thị ta thấy, trong giai đoạn từ tháng 05/2013 đến tháng 11/2013, giá cổ phiếu POM không có sự biến động nhiều (giao động trong khoảng 12.400đ –

12.600đ/cp) do khoảng cách giữa các đường nhỏ, đường trung bình 15 ngày và 30 ngày liên tục cắt nhau theo 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên, chứng tỏ khả năng biến động giá của cổ phiếu này trong thời gian tới là không lớn.

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).

Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

Đường 60 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống).Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 40 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

Theo đồ thị ta thấy trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9/2013 giá cổ phiếu cứ tăng lên mức 60 thì có xu hướng quay đầu giảm điểm hoặc cứ giảm xuống mức 60 thì lại có xu hướng tăng trở lại.Cụ thể: vao thời điểm đầu tháng 05/2013, chỉ số RSI có lúc tăng đến mức 63 điểm và ngay sau đó, giảm xuống mức 50 điểm. Đây là tín hiệu để nhà đầu tư bán cổ phiếu vì sau đó, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống. Hay thời điểm đầu tháng 11/2013, chỉ số RSI giảm xuống mức 30 điểm, sau đó lại tăng vọt lên 59 điểm. Đây là tín hiệu để nhà đầu tư nên mua cổ phiếu vì sau đó, giá cổ phiếu sẽ tăng lên.

c. Đường Bollinger Bands

Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp.

Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên.

Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo

khác cũng ám chỉ điều này.Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá:

- Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.

- Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá. - Giai đoạn từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 và giai đoạn đầu tháng 9 đến cuối tháng 10, ta thấy độ rộng của dải băng này tương đối hẹp, điều này có nghĩa là giá cổ phiếu trong giai đoạn này biến động không đáng kể.

- Giai đoạn từ giữa tháng 05/2013 đến đầu tháng 06/2013, độ rộng của dải băng này khá rộng, điều này có nghĩa là giá cổ phiếu trong giai đoạn này biến động rất mạnh (giá cổ phiếu có thể tăng rất nhanh hoặc rớt giá cũng rất nhanh).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của cổ phiếu thép Pomina (Trang 37 - 42)