0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Học thuyết kì vọng hợp lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 28 -31 )

IV Họchuyết kì vọng hợp lý

4.2. Học thuyết kì vọng hợp lý

Phân tích về định giá chứng khoán ở trên tùy thuộc vào kì vọng của mỗi nhà đầu tư, đặc biệt là kì vọng vào dòng tiền. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra cái kì vọng được thành lập như thế nào là rất quan trọng.

Trong những năm 50,60 của thế kỉ 20, các nhà kinh tế thành lập kì vọng của họ chủ yếu vào những dữ liệu thống kê trong quá khứ. Trên thực tế, nhà đầu tư thành lập kì vọng dựa trên cả thông tin hiện tại và tương lai như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, họ thường xuyên thay đổi kì vọng của họ dựa trên những thông tin mới có được. Và học thuyết kì vọng hợp lý ra đời.

“ Kì vọng sẽ bằng với dự đoán tốt nhất sử dụng tất cả những thông tin có được ”

Xe = Xof

X: biến được dự đoán Xe kì vọng về biến đó

Để hiểu chính xác nó là gì chúng ta lấy ví dụ : thời gian cô Giang đi đến trường. Giả định khi không có tắc đường, thời gian đó là 25 phút, 30 phút, 35 phút nhưng trung bình và thường là 30 phút. Nếu vào hôm có tắc đường nhẹ cô Giang mất thêm trung bình là 10 phút. Như vậy nếu tắc đường nhẹ, thời gian dự đoán tốt nhất sẽ là 40 phút.

Giả định ngày hôm sau, với cùng điều kiện và cùng một kì vọng như cũ, thời gian đó là 45 phút bởi vì cô Giang gặp rất nhiều đèn đỏ. Ngày tiếp theo , cô mất 35 phút vì gặp rất nhiều đèn xanh. Kể cả 2 trường hợp trên, thì kì vọng về 40 phút vẫn là một kì vọng hợp lý. Trong cả 2 trường hợp, dự đoán bị lệch 5 phút, dẫn đến kì vọng dù hợp lý vẫn không thể hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên dự đoán không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối thì nó mới hợp lý – nó chỉ cần là dự đoán tốt nhất dựa trên tất cả các thông tin có được, nó phải đúng về trung bình và kì vọng về 40 phút đáp ứng nhu cầu đó.

Từ ví dụ trên dẫn đến một kết luận quan trong về học thuyết : Ngay cả khi một kì vọng hợp

lý bằng với dự đoán tốt nhất sử dụng tất cả các thông tin có được, một dự đoán dựa trên đó có thể không chính xác hoàn toàn.

Điều gì xảy ra nếu một số sự kiện diễn ra ảnh hưởng đến thời gian chúng ta dự đoán, nhưng chúng ta không có thông tin đó hoặc lờ đi nó. Giả định trên đường cô giang đến trường có một tai nạn dẫn đến tắc đường 2 giờ . Nếu cô Giang không có cách nào để biết được thông tin đó thì kì vọng về thời gian nếu tắc nhẹ là 40 phút vẫn hợp lý bởi vì thông tin về tai nạn thì không đến với cô Giang để sát nhập vào dự đoán của cô. Tuy nhiên nếu có ti vi hay đài báo cáo về tai nạn mà cô Giang không quan tâm hay lờ đi, kì vọng 40 phút sẽ không còn hợp lý. Với thông tin có sẵn, dự đoán của cô Giang nên là 2 giờ và 40 phút. Vì thế có 2 lý do một kì vọng thất bại để có thể trở nên hợp lý:

1. Nhà đầu tư có thể hiểu về tất cả các thông tin có được nhưng cảm thấy phải mất quá nhiều công sức để có được nó và làm cho kì vọng trở thành dự đoán tốt nhất. 2. Nhà đầu tư có thể không biết về một số thông tin có sẵn, dẫn đến dự đoán của họ về tương lai sẽ không chính xác.

Tuy nhiên cần phải nhận ra rằng nếu một yếu tố liên quan là quan trọng nhưng thông tin về nó không có sẵn, một kì vọng không tính đến nó vẫn hợp lý.

Mọi người cố gắng làm cho kì vọng của họ bằng với dự đoán tốt nhất. Cô Giang có một động lực lớn để làm cho kì vọng về thời gian đến trường của cô chính xác nhất có thể. Nếu cô dự đoán thời gian ít hơn thực tế thì cô sẽ thường xuyên đến lớp học muộn và mất uy tín đối với sinh viên. Nếu kì vọng của cô lớn hơn, thì cô sẽ đến lớp quá sớm và sẽ phải từ bỏ thời gian ngủ hoặc làm những việc khác. Vì thế kì vọng chính xác là đáng thèm muốn, và đó là động lực lớn cho mọi người cố gắng làm chúng bằng với dự đoán tốt nhất sử dụng tất cả những thông tin có được.

Nguyên lý đó được ứng dụng cho kinh doanh. Giả định một nhà sản xuất hàng tiêu dùng – mì gói, dự đoán về nhu cầu mua sắm trong giai đoạn tới. Nếu họ dự đoán lượng tiêu dùng lớn hơn thực tế, dẫn đến một lượng lớn hàng hóa bị ứ đọng trong kho, ngược lại nếu họ dự đoán ít hơn thực tế, họ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hàng để bán. Có một động lực lớn cho công ty dự đoán chính xác nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm của mình bằng cách thu thập tất cả các thông tin có được, đưa ra dự đoán tốt nhất.

Ứng dụng của học thuyết

1. Nếu có sự thay đổi trong cách vận động của biến, thì cách chúng ta thành lập kì vọng về biến cũng sẽ thay đổi.

Ví dụ, lãi xuất thay đổi thường theo hướng trở lại với mức bình thường trong tương lai. Nếu lãi suất hôm nay đang ở mức cao tương đối so với mức thông thường, dự đoán tốt nhất và vì thế kì vọng hợp lý về lãi xuất trong tương lai là nó sẽ giảm xuống đến mức bình thường. Giả sử bây giờ cách vận động của biến thay đổi, khi lãi suất ở mức cao thì nó sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. Trong trường hợp đó, khi lãi suất hiện tại đang ở mức cao thì dự đoán tốt nhất về lãi xuất trong tương lai là nó sẽ giữ nguyên ở mức cao. Kì vọng về lãi suất trong tương lai sẽ không ngụ ý rằng lãi suất sẽ giảm xuông nữa. Sự thay đổi trong cách biến lãi suất di chuyển dẫn đến sự thay đổi trong cách kì vọng về lãi suất tương lai được thành lập.

2. Sai sót dự đoán hay lỗi dự đoán về kì vọng về trung bình sẽ bằng không và không thể dự đoán trước.

Lỗi dự đoán về biến X – Xe, sự chênh lệch giữa giá trị kì vọng và giá trị thực tế của biến. Đó là nếu thời gian đến trường của cô Giang trong một ngày là 45 phút và kì vọng của cô là 40 phút, sai sót dự đoán là 5 phút.

Giả định có sự vi phạm triết lý về kì vọng hợp lý, thời gian sai sót dự đoán trung bình không bằng 0, thay vì đó bằng 5. Lỗi dự đoán bây giờ là có thể dự đoán trước ( vi phạm học thuyết ), cô Giang sẽ sớm nhận ra rằng về trung bình thì cô bị muộn 5 phút và cô có thể cải thiện dự đoán bằng cách tăng nó lên 5 phút từ 40 phút. Học thuyết kì vọng hợp lý ngụ ý rằng đó chính xác là cái cô Giang sẽ làm bởi vì cô muốn dự đoán của cô là dự đoán tốt nhất có thể. Khi cô xem lại dự đoán và tăng nó lên 5 phút, về trung bình, lỗi dự đoán bây giờ sẽ bằng 0 dẫn đến nó không thể đoán trước. Học thuyết kì vọng hợp lý chỉ ra rằng lỗi dự đoán của kì vọng không thể đoán trước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. LIÊN HỆ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 28 -31 )

×