Của triết học nhân loại

Một phần của tài liệu TOÀN TẬP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MAC

của triết học nhân loại

loại thông qua những tư tưởng sau:

+ Tư tưởng triết học về tự nhiên:

Triết học tự nhiên là triết học phản kinh viện, được hình thành trong bối cảnh khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu to lớn. Kết quả của tư tưởng triết học tự nhiên thời kỳ là: những phương pháp nghiên cứu tự nhiên bằng toán học thực nghiệm; giải thích hiện thực theo quan điểm quyết định luận đối lập với việc giải thích tự nhiên theo quan điểm mục đích luận của các nhà triết học kinh viện; đề ra những định luật khoa học không dính dáng tới những yếu tố của thuyết hình nhân. Các kết quả này đã chứng minh sự phá sản phương pháp nhận thức tự nhiên của chủ nghĩa kinh viện, chính là sự chiến thắng của thế giới quan duy vật.

+ Tư tưởng triết học về con người:

Thời kỳ phục hưng đã hình thành các thuyết triết học về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển các mặt của con người, về chủ nghĩa nhân đạo, về thuyết giải phóng cá nhân ra khỏi các tín điều, các quy định của nhà thờ… Các học thuyết này, đặc biệt là học thuyết về chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cá nhân, đã đặc trưng cho tư tưởng của giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến và những quan điểm thần học thời trung cổ; tuyên bố tự do cá nhân con người, phản đối chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo; có tính chống đẳng cấp của xã hội, chống nhà thờ và có tính đạo đức (tính đạo đức sinh là lòng nhiệt thành, dũng cảm như một tư cách đạo đức cá nhân).

+ Tư tưởng triết học về chính trị và xã hội:

Sự hình thành quan điểm về xã hội học với đặc trưng là xã hội là tổng số những cá nhân riêng lẻ. Bên cạnh đó, đã có những thí nghiệm táo bạo trong việc xây dựng học thuyết về nhà nước không phụ thuộc vào nhà thờ. Các nhà triết học thời kỳ này đã đặt nền móng cho khoa học về nhà nước. Các ông cho rằng chính trị đối lập và đứng trên tất cả mọi nền đạo đức.

Câu 15. Vì sao triết học Cận đại có tính máy móc siêu hình,thụ động-trực quan và duy vật ko triệt để. Phân tích những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ

Một phần của tài liệu TOÀN TẬP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w