CHƯƠNG III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN

Một phần của tài liệu TOÀN TẬP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 32 - 35)

triết học

Câu 19. V.I LÊnin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào Hoàn cảnh lịch sử

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc tăng cường thống trị và bóc lột lên các nước thuộc địa và nhân dân lao động. Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, mà điển hình là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa cùng với phong trào cách mạng vô sản đã kết hợp thành một làn sóng mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa đế quốc. Trung tâm của cuộc đấu tranh này là nước Nga, nơi giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào cách mạng vô sản trên thế giới.

Trong giai đoạn này, khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu mới, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý. Đòi hỏi đặt ra là cần phải có sự khái quát về triết học duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên.

Cũng trong thời kỳ này, nhiều khuynh hướng triết học đối lập xuất hiện (chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại…) tấn công vào triết học Mác. Vì vậy cần phải đấu tranh về mặt lý luận để chống lại các khuynh hướng tư tưởng đối lập và V.I. Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới đã đảm nhiệm vai trò lịch sử đó.

- Giai đoạn từ 1893 đến 1907

Lê-nin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng đấu tranh chống lại phái dân túy, bảo vệ chủ nghĩa Mác như :

Tác phẩm Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ-xã

hội ra sao là cương lĩnh của chính đảng Bôn-sê-vích đã vạch trần cơ sở triết học duy tâm chủ quan

và phương pháp siêu hình của giai cấp tư sản tự do. Lê-nin đã tận dụng phương pháp biện chứng của triết học Mác để nhận thức những quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội ; chỉ ra con đường tất yếu của lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản trong sự liên minh nông để lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

Trong tác phẩm Làm gì , Lê-nin đã làm sáng tỏ những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề cập đến các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản và vai trò của hệ tư tưởng lý luận trong cuộc đấu tranh cách mạng.

Năm 1905, Lê-nin viết tác phẩm Hai sách lược của đảng dân-chủ xã hội trong cách mạng dân

chủ đã giải quyết những nội dung của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khẳng

định cách mạng dân chủ tư sản là tiền đề tiến hành cách mạng xã hộ chủ nghĩa ; nhấn mạnh vai trò của tầng lớp nhân dân, của đảng chính trị và các nhân tố chủ quan trong cuộc đấu tranh của cách mạng để tiến tới thắng lợi.

- Giai đoạn từ 1907 đến Cách mạng Tháng Mười Nga 1917

Đây là giai đoạn mà chính phủ Nga hoàng thiết lập một chế độ khủng bố tàn bạo trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Ma-khơ nhằm đóng vai trò là triết học duy nhất khoa học, thực chất là chủ nghĩa duy tâm phản động.

Trước tình hình đó, nhiệm vụ của Lê-nin là phải tuyên chiến với các tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển triết học Mác, xác lập thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

Các tác phẩm quan trọng trong giai đoạn này của Lê-nin có thể kể đến như : Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908), Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác (1913), Bút kí triết học (1895-1916), Nhà nước và cách mạng (1917).

- Giai đoạn sau Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 1917

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trong giai đoạn này, Lê-nin vẫn tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một số tác phẩm nổi bật của giai đoạn này là : Sáng kiến vĩ đại, Bệnh ấu trĩ « tả khuynh » trong phong trào

cộng sản, Về chính sách kinh tế mới, Về tác động của chủ nghĩa duy vật chiến đấu.

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại năm 1919, Lê-nin cho rằng : «Năng suất lao động xã hội là yếu tố quyết định cho sợ thắng lợi của xã hội mới ». Tác phẩm cũng đưa ra định nghĩa về giai cấp và phân tích rằng giai cấp công nhân có hai nhiệm vụ : một là đánh đổ giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền cách mạng ; hai là xây dựng xã hội mới – đây là nhiệm vụ khó khăn hơn.

Năm 1920, Lê-nin viết Tác phẩm Bệnh ấu trĩ « tả khuynh » trong phong trào cộng sản nhằm mục đích tuyên truyền kinh nghiệm cho các đảng viên cộng sản trẻ tuổi trong phong trào cộng sản, vạch ra chiến lược và sách lược của các đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, nhằm tránh những sai lầm có tính chất bè phái, giáo điều trong cuộc đấu tranh cách mạng.

Năm 1921, Lê-nin viết những tác phẩm bàn về cuộc sống kinh tế mới, khẳng định «Cơ sở vật chất duy nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp »

Năm 1922, Lê-nin viết bài báo Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu nhằm đặt ra nhiệm vụ phát triển triết học duy vật biện chứng trên cơ sở tổng kết lịch sử hiện đại, củng cố liên minh thống nhất giữa triết học và khoa học tự nhiên, phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo trên cơ sở

khoa học. Tác phẩm cũng vạch ra vai trò của công tác tuyên truyền triết học vô thần đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

Như vậy, trong sự nghiệp cách mạng của mình, Lê-nin đã không ngừng phát triển triết học Mác, làm phong phú và sâu sắc thêm những quan điểm triết học Mác-xít, để triết học thực sự trở thành vũ khí tinh thần cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 20. Ngày nay có cần phải tiếp tục bổ sung và phát triển triết học Mác nữa ko? Vì sao

Ngày nay vẫn cần phải tiếp tụ bổ sung và phát triển triết học Mác bởi vì:

Như ta biết chủ nghĩa Mác là một chỉnh thể thống nhất của ba bộ phận triết học nghiên cứu các quy luật của thế giới, giúp ta hiểu bản chất, mới quan hệ tự nhiên - xã hội - con người, chính trị kinh tế vạch ra quy luật đi lên của xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và phương pháp nghiên cứu con người. Chủ nghĩa Mác là một chỉ nghĩ vì con người, chủ nghĩa nhân đạo. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất của con người ("tổng hoà của các quan hệ xã hội") và bản tính con người ("luôn vươn tới sự hoàn thiện") mà còn vạch hướng đưă con người đi đúng bản chất và bản tính của mình, giải phóng, xoá bỏ sự tha hoá, tạo điều kiện phát huy mọi sức mạnh bản chất người, phát triển toàn diện, hài hoà cho từng cá nhân. Sự phù hợp giữa tư tưởng Mác với bản chất và bản tính người đã thu phục và làm say mê những con người hằng mong vươn lên xây dựng xã hội mới, mở ra mọi khả năng cho sự phát triển con người.

Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thẻ vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được, và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ với trình độ lý luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.

Có thể nói chỉ trong một thời gian ngắn hệ tư tưởng Mac đã thể hiện xu hướng của mình đối với nền văn hoá dân dã, xoá bỏ dần dần sự thống trị của các loại tư tưởng tự phát, lạc hậu, thấp kém trong con người cũ, mê tín dị đoan, các niềm tin mù quáng… Với sức mạnh có tính khoa học, học thuyết Mác - Lênin đã vạch rõ được những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo, các loại thế giới quan, nhân sinh quan sai lệch mà trước đó đã làm mai một trí tuệ, tính tích cực trong con người của các hệ tư tưởng truyền thống. Mặt khác, chủ nghĩa Mác - Lênin còn thể hiện rõ tính ưu việt trong con người đối với các luồng tư tưởng tư sản ngoại nhập của Phương Tây, và các trào lưu tư tưởng tư sản hiện tại đang làm lệch hướng đi của những con người chân chính trong điều kiện đời sống vật chất khó khăn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc xiềng xích của chân lý cổ truyền, của nền sản xuất tiểu nông với tư duy còn hạn chế, kinh nghiệm, phi khoa học trong con người thiếu văn hoá do xã hội cũ để lại đã được tri thức khoa học Mác xít phá tan. Một ý thức tiên tiến ra đời. Các tín ngưỡng dần dần cũng phải nhường chỗ cho niềm tin khoa học. Các yếu tố tư duy duy vật biện chứng hình thành trong đời sống thường ngày, trong lao động, cũng như trong mọi hoạt động của xã hội. Thế giới quan khoa học ngày càng ăn sâu ở những con người luôn phấn đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội nó nhìn thế giới, xã hội, con người trong sự vận động và phát triển trong tính hiện thực và tiềm ẩn những khả năng, sự tồn tại khách quan là điều kiện sống và sự phát triển con người.

Thế giới quan đó hàm chứa nhân sinh quan tiến bộ, khắc phục dần những quan niệm sai lầm, phiến diện về con người của các hệ tư tưởng khác.

Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị của xã hội và giá trị con người, con người từ chỗ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ chỗ dựa trên tập quán chuyển sang lý trí, dân chủ, từ chí tìm cách hoà đồng chuyển sang tôn trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng. Các chuẩn mực mới của con người đòi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân phát triển hài hoà tính cách mạng của học thuyết Mác xít khắc phục dần lối sống thụ động, hẹp hòi, làm cơ sở cho lối sống tích cực, vì xã hội, phát triển ý thức luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới xuất hiện những nhân cách mới.

Tuy nhiên sự phát triển con người ngày nay không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác vì ngay khi chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam thì các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hoá bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.

Sự văn minh, phát triển hoá con người Việt Nam của chủ nghĩa Mác - Lênin vừa có lợi thế song cũng không tránh khỏi những sai lầm. Sai lầm là sự chống trả của tư tưởng văn hoá bản địa đã thành truyền thống. Lợi thế là văn hoá bản địa chưa có một hệ tư tưởng khoa học định hình vững chắc, nó dường như đang thiếu một lý thuyết khoa học. Nếu như không có chủ nghĩa Mác - Lênin xã hội Việt Nam phát triển hơn, đó là tư tưởng của những người thiếu hiểu biết về một xã hội tiến bộ, luôn coi cái trước mắt mình là những thứ vô giá trị mà chỉ chạy theo trào lưu, điều đáng trách hơn là họ cần cho rằng văn hoá Việt Nam sẽ phong phú hơn, đặc sắc hơn. Thực tế, từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác - Lênin xã hội Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh, phát triển có khoa học hơn, ở khía cạnh nào đó trình độ dân trí, trình độ năng lực, văn hoá, khoa học, nghệ thuật… Con người Việt Nam không thua kém con người của các nước văn minh khác.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người chỉ những cá thể, là sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Cái mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm được đó là lý luận con người trong xã hội chứ không chỉ mặt sinh học như trước đây. Và chính vậy mà nó đã được áp dụng vào xã hội Việt Nam, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng được một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện trong thực tế nguyên tắc "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" và ở một đất nước ta, một đất nước đang còn nghèo nàn thì việc phát triển yếu tố con người là một vấn đề mà Đảng ta đã xác định đó là vấn đề then chốt cho sự phát triển kinh tế đất nước lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Chúng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG IV. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆC NAM

Một phần của tài liệu TOÀN TẬP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w