II. Giải pháp để tăng cường đầu tư phát triển cho GD-ĐT ở Việt Nam trong thời gian
2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT
2.2. Nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động đầu tư vào GD-ĐT
- Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân địa phương đối với giáo dục và đào tạo trên địa bàn, quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đào tạo do Trung ương quản lý.
- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính, sửa chữa, xây dựng mới.
Phát triển nhanh và đồng bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên mới theo quy hoạch để đảm bảo đủ giáo viên được chuẩn hoá, đồng thời thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, đảm bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu cho việc dạy và học nhất là các lớp thay sách. Có giải pháp tích cực thu hút các cháu 5 tuổi vào trường mẩu giáo, huy động 98% trẻ em trong độ tuổi vào tiểu học. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới sác giáo khoa ở lớp 3 và lớp 8. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy trẻ khuyết tật...
Tuyển dụng và thực hiện tốt chính sách thu hút các đối tượng được đào tạo sau đại học về công tác tài tỉnh, tăng quy mô, chất lượng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo tinh thần Quyết định 74/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật,
cán bộ quản lý. Tập trung thực hiện công tác phổ cập tiểu học theo độ tuổi và đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, đào tạo nghề cho người lao động. Nâng chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Mở rộng xã hội hóa các hoạt động dạy nghề. Sử dung tốt các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, phấn đấu có thêm 10% trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp, không còn trường tre lá. Ðẩy mạnh và đưa công tác khuyến học thành phong trào của các tầng lớp nhân dân; có chính sách, giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện cho các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, hình thành nhiều gia đình hiếu học làm cơ sở cho phong trào xã hội học tập.
KẾT LUẬN
Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD-ĐT.
Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để thực hiện mục tiêu đó, trong 10 năm tới cần: Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.
Phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá...). Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa GD- ĐT. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang web:
http://www.mpi.gov.vn/ , chiến lược phát triển kinh tế xã hội http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Giao-duc/ ,
Thứ ba 09.10.2007, 08:43:Bí hiểm chuyện chi tiêu trong giáo dục http://vnthuquan.net/diendan/
GIÁO DỤC VIỆT NAM – ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH”17-11-07 http://www.gso.gov.vn/ THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2006 (15:03 29/12/2006)
http://laodong.com.vn/
VnMedia) – Cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, , ngày 22/11/2007 http://www.hcmuns.edu.vn/ Sinh động “Quốc hội trẻ”,12/06/2006
http://www.mpi.gov.vn/ quy hoạch kinh tế- xã hội, ngày 24/11/2007 ....
Báo,tạp chí:
Về vai trò của Nhà nước trong giáo dục đại học, Tia Sáng tháng 12/1998. Vài phô trương không cần thiết, Nông Nghiệp Việt Nam, 16/5/2002
Đầu tư của Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, thực trạng và giải pháp,tạp chí kinh tế & dự báo số 9/2000…
Sách:
-Hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam(đến 2020), NXB HV CTQG, 2005
-Niêm giám tổ chức GD-ĐT Việt Nam 2003-2004, NXB Thống kê, 2005
-Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện đánh giá, NXB H: Chính trị quốc gia, 2002
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I...3
Tổng quan về đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo ...3
Việt Nam ...3
1. Đặc điểm hệ thống GD- ĐT ở Việt Nam...3
1.1. Giáo dục mầm non ...3
1.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non...3
1.1.2. Quy mô giáo dục mầm non...3
1.1.3.Chất lượng giáo dục mầm non...4
1.2. Giáo dục phổ thông...4
1.2.1. Quy mô giáo dục phổ thông...5
1.2.2. Chất lượng giáo dục phổ thông...5
1.3. Giáo dục nghề nghiệp...6
1.3.1. Quy mô giáo dục nghề nghiệp...6
1.3.2. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp...6
1.4. Giáo dục đại học...7
1.4.1. Quy mô giáo dục đại học...7
1.4.2. Chất lượng giáo dục đại học và sau đại học...8
2. Vai trò đầu tư phát triển đối với sự phát triển lĩnh vực GD-ĐT ở ...9
Việt Nam...9
2.1. Thách thức và cơ hội đối với Giáo dục nước ta ...9
2.2. Đầu tư phát triển góp phần tạo ra các điều kiện đảm bảo phát triển GD-ĐT...10
Chương II...13
Thực trạng đầu tư phát triển Giáo dục và đào tạo ở...13
Việt Nam...13
I. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho GD- ĐT ở Việt Nam...13
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển GD- ĐT...13
1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước...14
1.2. Các nguồn vốn khác...17
2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam trong thời gian qua...18
2.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD-ĐT theo cấp học, bậc học...19
2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD- ĐT phân theo vùng lãnh thổ...20
2.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD- ĐT theo hình thức triển khai thực hiện...21
2.3.1. Tình hình sử dụng VĐT phát triển cho GD- ĐT theo chương trình mục tiêu quốc gia về GD- ĐT...21
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD-DT không thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia...24
III. Những thành tựu đạt được từ việc đầu tư phát triển vào GD- ĐT ở Việt Nam trong
thời gian qua...27
1. Về chất lượng...27
1.1. Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt...27
1.2. Tăng tốc phát triển Giáo dục và đào tạo không ngừng...28
2. Về quy mô...29
2.1. Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh...29
2.2. Công tác xã hội hoá giáo dục giáo dục đã đạt nhiều kết quả bước đầu...30
2.3. Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phát triển cao ...30
IV. Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển GD- ĐT ở Việt Nam trong thời gian qua...32
A- Hạn chế...32
1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo chưa hợp lý...32
1.2. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang nằm ở mức kỳ vọng quá cao...33
2. Hạn chế trong đầu tư ngân sách nhà nước cho GD-ĐT ...34
B- Nguyên nhân...35
1. Nguyên nhân chủ quan...35
2. Nguyên nhân khách quan...35
Chương III...37
Giải pháp tăng cường Đầu tư phát triển GD-ĐT ở...37
Việt Nam...37
I. Định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam...37
1. Định hướng phát triển đối với mục tiêu về GD-ĐT...37
2. Định hướng phát triển GD-ĐT đối với việc tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho GD-ĐT...38
II. Giải pháp để tăng cường đầu tư phát triển cho GD-ĐT ở Việt Nam trong thời gian tới...39
1. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT...39
1.1. Mở nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập....39
1.2. Khai thác các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục...40
1.3. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo duc, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo duc...40
1.4. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo...41
2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT...41
2.1. Phân bổ hợp lý hơn đối với nguồn vốn cho GD-ĐT...41
2.2. Nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động đầu tư vào GD-ĐT...42
KẾT LUẬN...44