Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển GD-ĐT ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 32 - 37)

Việt Nam trong thời gian qua

A- Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên thì vấn đề giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn còn những bất cập trong chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục còn chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dung; đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục.

1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo chưa hợp lý

Đầu tư cho GD- ĐT của ta có tăng nhưng chưa tập trung dứt điểm và có trọng điểm. Cho nên, còn dàn trải và thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo; đồng thời, chưa có sự kết hợp đầu tư từ ngân sách và các nguồn thu huy động từ xã hội hoá. Tức là huy động toàn dân tham gia giáo dục và đào tạo. Trong khi đó, nguồn thu từ kinh phí còn lộn xộn, chưa có cơ chế chính sách thu quản lý thống nhất, sử dụng chưa đúng cho đào tạo. Việc sử dụng chi cho giáo dục và đào tạo chưa được cân đối giữa chi cho con người và mua sắm trang thiết bị dạy học. Thực tế, ngân sách chủ yếu mới tập trung để trả lương, còn đầu tư cho thiết bị dạy học cả phô thông và đại học chưa được chú trọng. Tỷ lệ trả lương cho giáo viên chiếm gần 80%, còn đầu tư xây dựng cơ bản mới chỉ chú trọng xây “ vỏ “ bên ngoài thôi, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm thực hành rất ít.

Ngày 08/11/2007, Bộ GD-ĐT đã công bố tại cuộc giao ban báo chí bản Báo cáo số liệu về “Giáo dục Việt Nam – Đầu tư và cơ cấu tài chính”. Bản báo cáo đã cung cấp các số liệu thống kê về dân số và thu nhập; chi phí học tập và cơ cấu quan hệ giữa chi phí giáo dục với thu nhập bình quân của người dân và hộ gia đình; cơ cấu và số liệu các nguồn lực tài chính cho giáo dục.

Tuy nhiên, trong bản Báo cáo có một số nội dung chưa rõ ràng: bản số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đã chưa tính đủ các khoản đóng góp thực tế hiện nay của người học và gia đình người học để bảo đảm chi phí học tập, không thống kê nguồn đóng góp của xã hội cho giáo dục. Ngoài ra tổng quỹ lương của cán bộ quản lý, giáo viên công lập phải khoảng 38.213,45 tỷ đồng. Vậy bình quân lương cán bộ quản lý, giáo viên công lập sẽ là 3.634.561 đồng/người/tháng. Trong thực tế lương bình quân mỗi giáo viên hiện nay là khoảng 1.500.000đ/tháng thấp hơn nhiều so với số liệu của Bộ GD- ĐT. Thêm vào đó nguồn lực tài chính rất lớn cho GD- ĐT là nguồn vốn vay ưu đãi và các khoản viện trợ không hoàn lại được Bộ GD- ĐT báo cáo trong bản công bố số liệu Đầu tư và cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng việc quản lý hoạt động đầu tư cho GD-ĐT còn chưa hiệu quả.

Như vậy cơ cấu vốn đầu tư phát triển GD- ĐT còn chưa hợp lý và quản lý hoạt động đầu tư cho GD-ĐT kém là nguyên nhân góp phần làm chất lượng GD-ĐT ở trong vòng luẩn quẩn.

Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam bắt đầu đối mặt với những thách thức mà nước có thu nhập trung bình thường phải gặp. Tỷ lệ nhập học tăng nhanh ở tất cả các cấp học, và gần như là phổ cập ở cấp tiểu học. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo bị thu hẹp lại, mặc dù ngành giáo dục ngày càng phải phụ thuộc vào học phí, coi đây là nguồn kinh phí chính. Những thành công của ngành giáo dục đã chuyển trọng tâm của chương trình cải cách sang việc nâng cao chất lượng giáo dục và đến được với từng trẻ em bên ngoài trường học.

1.2. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang nằm ở mức kỳ vọng quá cao

Hiện nay hầu như các nỗ lực đều nhằm xây dựng thêm ĐH, tạo ra nhiều SV mà không để ý đầy đủ đến trường dạy nghề, trung học và CĐ chuyên nghiệp.

Hiện nay số SV trên số dân là 1.6%. Tỷ lệ này so với Thái Lan ở mức 2% không phải là nhỏ. Nhưng đề án tăng tỷ lệ này lên 2,0 trong 5 năm tới (2010) và 4,5% trong 15 năm tới (2020) .

Tỷ lệ trung bình ở các nước pháp triển cao OECD dựa vào nguồn số liệu về giáo dục của OECD (Education at a Glance 2005) là 4,3% (có nước cao như Hàn Quốc là 6,7%, Mỹ 5,7%, nhưng có nước thấp như Tây Đức 2,6%, Mexico 2,1%).

Một vấn đề khác cần được nhận thức là HS Việt Nam đi học là nhằm lên ĐH kiếm bằng cấp thay vì học nghề để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế. Do đó mà ở cấp trung học, số HS các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 14% tổng số HS trung học. Tại các nước phát triển cao OECD, tỷ lệ HS ở các trường chuyên nghiệp lên tới 45%. Đây chính là hiện tượng người ta gọi là thừa thầy thiếu thợ. Đã đến lúc cần xét lại chính sách giáo dục thay vì chỉ nhằm chạy đua bắt kịp các nước tiên tiến một cách không tưởng về số lượng SV ĐH.

2. Hạn chế trong đầu tư ngân sách nhà nước cho GD-ĐT

2.1. Phần lớn nguồn vôn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là từ ngân sách nhà nước nhưng chỉ được phân bổ theo năm, tỷ trọng đầu tư cao thấp đều tuỳ thuộc vào khả năng thu và cơ cấu chi của NSNN.

2.2. Tốc độ tăng chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT trong thời gian qua là chưa đáp ứng nhu cầu thực tê và các khoản tăng chi do giá cả thị trường biến động. Vì vậy đầu tư ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT trong những năm vừa qua thực chất bị giảm xuống.

2.3. Do nguồn NSNN hạn hẹp nên việc đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT chưa thể hiện được vai trò của NSNN đối với hệ thống GD-ĐT, đầu tư cho sự nghiệp này còn mang nặng tính chủ quan, thiếu căn cưa khoa học

2.4 Chức năng điều phối của công cụ tài chính bị hạn chế do quy trình cấp phát, việc điều hành, kiểm soát ngân sách GD-ĐT chưa có cơ chế và chuẩn mực hợp lý.

2.5. Nhu cầu học tập của xã hội và chất lượng phục vụ đòi hỏi ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu của NSNN tăng chậm

B- Nguyên nhân

1. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ quản lý giáo dục chưa kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mứa. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức.

Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

2. Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng gia tăng trong dân số và trình độ dân trí tăng, song lao

động dư thừa nhiều, khả năng sủ dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó.

Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chình, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hộp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất cao của quá trình CNH-HĐH đất nước.

Nước ta có nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng nhanh.

Chương III

Giải pháp tăng cường Đầu tư phát triển GD-ĐT ở Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 32 - 37)