- Thiếu đi một hệ thống văn bản pháp quy có tính pháp lý cao như luật, pháp
2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA LAO
LAO ĐỘNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA LAO
ĐỘNG
Khi doanh nghiệp nhà nướccó quyết định chuyển thành công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty cổ phần phải có trách nhiệm:
+ Tiếp tục thực hiện những cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể đã được ký kết trước đó cho đến khi hết hạn hoặc thương lượng để thay đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng lao đông, thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể mới.
+ Tiếp tục thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kem theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/04/1995 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở công ty cổ phần và người lao động tiếp tục đóng báo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thì công ty tiếp tục được cơ quan bảo hiểm xã hội uỷ quyền thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp)
+ Đối với những lao động mới mà công ty cổ phần mới tuyển thì phải áp dụng theo các quy định của pháp luật lao động hiện hành.
+ Đối với ba chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần nếu không đảm nhiệm các chức danh taị công ty cổ phần thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh này có trách nhiệm giải quyết việc làm và mội quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
Trước hết là doanh nghiệp tự sắp xếp. Doanh nghiệp phải lập phương án, kế hoạch đề xuất số lao động nào hiện tại không phù hợp với lao động sản xuất kinh doanh cần được xử lý.
Có nhiều biện pháp để thực hiện công việc này.
Thứ nhất, đào tạo lại và bố trí việc làm mới cho họ. Đây là biện pháp tích cực
nhất để đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định, thu nhập ổn định.
Thứ hai, nếu không thì phải tạo điều kiện cho họ được hưởng chế độ nghỉ sớm
để họ có thể ra ngoài làm việc theo khả năng của mình. Đây là một giải pháp cần thiết góp phần ổn định xã hội.
- Giải quyết tình hình công nợ của các doanh nghiệp nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ cũng là một giải pháp cho người lao động.
Quả vậy, hiện tượng nợ nần trong các doanh nghiệp khá nghiêm trọng, thậm chí có trường hợp nợ phải trả lớn hơn cả tài sản thực tế của doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn có thị trường tiêu thụ, vẫn có khả năng vực dậy được nếu có sự hỗ trợ về tài chính. Duy trì được doanh nghiệp cũng có nghĩa là duy trì được công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách, ổn định tình hình xã hội.
KẾT LUẬN
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là một biện pháp quan trọng nhằm sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nó đã gặt hái được không ít thành công và thể hiện sự phù hợp của nó trong cơ chế thị trường. Công tác này đã được
sự quan tâm của Đảng và nhà nước bằng việc ban hành một loạt những văn bản để triển khai công tác này trên thực tế. Tuy nhiên, đây là một công việc mới mẻ và sự mới mẻ nào lại không mang theo những khó khăn, biết phát hiện ra những khó khăn ấy để khắc phục thì sẽ là một con đường dẫn đến sự thành công. Bài viết này chỉ là tổng kết lại những vấn đề sau khi thực thi cổ phần hoá trên thực tế và đưa ra những giải pháp nhằm có thể phần nào khắc phục được. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý và làm ăn thiếu hiệu quả tại các doanh nghiệp Nhà nước tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả của các công ty. Góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế, đưa đất nước từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.