Một số kiến nghị cho chính sách tại Việt Nam trong thời gian tớ i

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 6 SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 69 - 74)

3. ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN VIỆT NAM

3.2.11. Một số kiến nghị cho chính sách tại Việt Nam trong thời gian tớ i

Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô

Trước bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, Việt Nam đã có chủ trương đúng là tập trung cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp nối Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, điều này đã được khẳng định trong các Nghị quyết gần đây của các Hội nghị Trung ương Đảng (nhất là Hội nghị Trung ương 3 (Khóa XI) về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng), Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và các Nghị quyết 01/2012/NQ-CP của Chính phủ về điều hành năm 2012, Nghị quyết 13/2012/ NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường...

Ngoài những giải pháp ngắn hạn, cần phải có tầm nhìn với những giải pháp trung và dài hạn. Trước hết, đó là cần đổi mới mạnh mẽ việc quản lý đầu tư công, hạn chế và khắc phục cách đầu tư phục vụ nhóm lợi ích; thu hẹp tối đa lối đầu tư mang tính đầu cơ, trục lợi, theo phong trào, chạy theo các giá trị ảo; tập trung triển khai tái cơ cấu khối DNNN, các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công với quy mô và cường độ lớn, thay đổi tư duy về vai trò của DNNN bằng đổi mới cách thức quản trị loại hình doanh nghiệp này.

66

Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế và giải pháp chính sách

Các nghiên cứu trong ngoài nước đều chỉ ra rằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào việc mở rộng quy mô qua thâm dụng vốn nhưng hiệu quả thấp, không dựa vào yếu tố công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao. Mô hình tăng trưởng kinh tế mới là thay đổi về chất từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên yếu tố năng suất tổng hợp, tiến bộ khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Định hướng chính sách cho mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn là xác định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hợp lý (chứ không phải đặt nặng mục tiêu tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước), phát triển ổn định, hiệu quả và cạnh tranh. Để nâng chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững cần thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:

Một là, Nhà nước cần phải đẩy mạnh sự thay đổi thể chế, loại trừ lợi ích

nhóm, chống tham nhũng, minh bạch hóa thông tin… Cần nhận thức đầy đủ hơn quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, áp dụng đúng đắn các biện pháp quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường để sử dụng một cách hiệu quả vốn, tài nguyên, con người…

Hai là, cần khai thác tốt nhất các yếu tố tăng trưởng kinh tế, đó là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, nhập khẩu và sản xuất các loại máy móc, trang thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến, sử dụng tốt hơn nhân tố con người bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo bằng các chương trình tiên tiến, áp dụng các kỹ năng tư duy, kỹ năng quản lý và kỹ năng lao động gắn với nhu cầu thị trường.

67

Ba là, trong những năm trước mắt cũng như lâu dài Chính phủ vẫn cần thiết duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức 5% đến 6%, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt, định hướng vào những ngành ưu tiên. Kinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy có thể duy trì mức lạm phát thấp mà vẫn có thể đạt được tăng trưởng cao liên tục trong một thời kỳ dài; Tránh nóng vội tăng trưởng nhanh bằng cách lạm dụng yếu tố tiền tệ, thiếu sự kiểm soát để dẫn tới lạm phát cao gây nên các cú sốc như giai đoạn 5 năm từ 2008 đến nay.

Bốn là, từng bước thực hiện tái cấu trúc DN về thực chất, theo hướng thị

trường, nhất là đối với các DNNN nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cần có giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất, tỷ lệ hàng tồn đọng cao của các DN như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí… hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.

Năm là, thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất

đai, đầu tư…) nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, loại bỏ những dự án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu… cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Hương Giang, 2012. Đại suy thoái 1929-1933 và những tác động

của nó đối với thế giới. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã Hội và

Nhân văn.

2.Trương Hồng Tuấn, 2009. Khủng hoảng 1929, Đại suy thoái và New

Deal. ABC những vấn đề kinh tế thời đại, số 1, tháng 6 -2009, trang 43-44.

3.Stockchart. Dow Jones Industrial Average (1900 - Present Monthly).

Website: http://stockcharts.com/freecharts/historical/djia1900.html. [access day:

28-Oct-13].

4.Revisiting the 1930s. The real lesson of the New Deal.

http://www.forbes.com on 13 Feb 2009.

5.Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933), tại

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4649-02-

633921705330466250/Phong-trao-cach-mang-sau-khi-Dang-Cong-san-Viet- Nam-ra-doi/Viet-Nam-trong-thoi-ki-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-1929- 1933.htm truy cập ngày 26/10/2012

6.Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ và Nguyễn Hữu Lộc (2005), Giáo

trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản thống kê

7.Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

1995- 2012,

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=376& Category=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn%20%C4 %91%E1%BB%81&Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%

BB%91ng%20k%C3%AA truy cập 30/10/2013

8.Dương Ngọc (2008), Kinh tế Việt Nam, một năm hai cuộc khủng hoảng

http://doanhnhan.vneconomy.vn/20081219102243113P0C5/kinh-te-viet-nam- mot-nam-hai-cuoc-khung-hoang.htm truy cập 29/10/2013

9.VCCI (2013), 5 năm dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt

Nam http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-chinh/20130916033521859/5-nam-du- chan-khung-hoang-tai-chinh-the-gioi-tai-viet-nam.htm truy cập 30/10/2013

69

10.Tạp chí tài chính (2013), 5 năm sau cơn lũ khủng hoảng: Nước ở Việt

Nam rút nhanh hay chậm? http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/5-

nam-sau-con-lu-khung-hoang-Nuoc-o-Viet-Nam-rut-cham-hon/30755.tctc truy

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN ĐỀ 6 SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)