Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định” tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 87 - 91)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,...(Tổng giá thanh toán) - Số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp

2. Chuyển TSCĐ sang công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 627, 641, 642 – Giá trị còn lại (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn(Nếu gt còn lại lớn phải phân bổ dần) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình

3. Sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm và thuê ngoài (Ngoài KH)

Khi kết chuyển giá thành công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 241 (2413) – Sửa chữa lớn TSCĐ

4. Giải pháp 4: Mở sổ theo dõi TSCĐ đang dùng cho từng bộ phận sử dụng

Để phục vụ nhu cầu quản lý TSCĐ tốt hơn nữa, Công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Sử dụng sổ này, ta không những theo dõi được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại tài sản ra sao, nguồn vốn đầu tư từ đâu, tình hình trích khấu hao ra sao từ đó sẽ giúp cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty được tốt hơn.

Chú ý: Sổ theo dõi TSCĐ được mở ra sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ. Cuối kỳ, khoá sổ và tính số dư cuối kỳ.

SỔ THEO DÕI TSCĐ ĐANG SỬ DỤNG Tên bộ phận sử dụng:... Tên đơn vị:... Niên độ kế toán:... STT Chứng từ Số thẻ TSC Đ số TSC Đ Tên qui cách TSCĐ Lý do tăng, giảm Nguồn vốn đầu Số lượn g Nguyên giá Ghi chú Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đầu kỳ Tăng Giảm Cuối kỳ

5. Giải pháp 5: Cần lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Minh Dũng 1 khi lập bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ còn chưa chi tiết. Để khắc phục nhược điểm sự phân bổ khấu hao và xác định chính xác mức khấu hao tăng, giảm trong kỳ đồng thời có thể biết mức khấu hao của kỳ trước so với kỳ sau, Công ty nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo mẫu sau:

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng ... năm ...Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Tỉ lệ % KHCB hay năm sử dụng

Nguyên giá số khấuhao TK 627 TK 641 TK 642

1. Số khấu hao trích tháng trước 2. Số khấu hao tăng tháng này 3. Số khấu hao giảm tháng này 4. Số khấu hao trích tháng này

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty T Cổ phần xây dựng và thương mại Minh dũng. Mục đích của những đề xuất này là việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Minh dũng nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền Kinh tế Quốc dân nói chung. Hy vọng rằng, cùng với việc nâng cao hoạt động công tác kế toán trong đó có kế toán TSCĐ, trong những năm tới Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Minh dũng sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong nền kinh tế và thông thường chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới hiện đại hóa và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất sản lượng và sản phẩm ngày càng cao trên thị trường.

Điều đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao công tác quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng, làm được điều đó đòi hỏi công tác kế toán hạch toán TSCĐ phải được thực hiện tốt, phải được cập nhật tốt tình hình tăng giảm, hiện có, khấu hao, sửa chữa, cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý TSCĐ phải ngày càng hoàn thiện và không ngừng nâng cao.

Cũng như các doanh nghiệp khác công ty đã quan tâm chú trọng tới việc đầu tư đổi mới TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tời để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của mình.

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Minh Dũng, em đã có nhiều điều kiện tiếp cận thực tế trên cơ sở đó đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến bổ xung nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty. Song do thời gian thực tập không nhiều, với kiến thức còn hạn chế không thể tránh khỏi bài chuyên đề này có sai sót. Vì vậy em rất mong sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn đọc để bài chuyên đề của em hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc giảng viên,thạc sỹ Lê Thị Hồng Sơn và các cô chú trong phòng tài vụ của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Minh Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài chuyên đề của mình.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán tài chính- ĐHCN TPHCM

Chủ biên: TS. TRẦN PHƯỚC

Nhà xuất bản Tài chính- Năm 2006

2. Giáo trình kế toán quản trị- ĐHCN TPHCM

Chủ biên: PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC TH.S CAO THỊ CẨM VÂN Nhà xuất bản Tài chính - 2005

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính (Quyển 1 &2)

(Ban hành theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Nhà xuất bản Tài chính-2006

4. Website ĐHCN TPHCM: www.hvtc.edu.vn

5. Một số luận văn tốt nghiệp- ĐHCN TPHCM. 6. Một số thông tư, chuẩn mực - Bộ Tài chính

7. Tài liệu thực tế tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Minh Dũng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định” tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w