I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn
2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, người đọc như trực tiếp sống giữa xã hội “ối a ba pèng” Êy và sự khốn cùng của những con người dưới đáy xã hội. Chính vì luôn ý thức ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội một cách tỷ mỉ, chân thực nên Nguyễn Công Hoan đã dựng lên bức tranh xã hội đương thời thật rộng lớn
Vào các trang sách của ông, cuộc sống xã hội Việt Nam thủa giao thời hiện lên với không biết bao nhiêu là vớ vẩn nhảm nhí, đám nhà giàu xổi mới nảy lòi những lối sống xa lạ, kệch cỡm, lố lăng, hám danh, hám lợi Cô Kếu - gái tân thời; Nỗi lòng ai tỏ; Một tấm gương sáng; Cí vÝ Êy của ai, bọn quan lại thì keo bẩn, ngu dốt, đĩ điếm, dâm ô, sẵn sàng làm bất cứ việc gì xấu xa đến độc ác miễn là bóp nặn được của người dân và được thăng quan tiến chức.
Thật là phúc; Thịt người chết; Xuất giá tòng phu. Sù suy đồi phong hoá đạo đức diÔn ra ở khắp mọi nơi, trong mọi gia đình . Báo hiếu trả nghĩa cha; Báo hiếu trả nghĩa mẹ; Mất cái ví; Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn; Xuất giá tòng phu.
Từ thành thị đến nông thông những người dân thường thì túng bấn, nghèo khổ, chìm đắm trong cảnh tối tăm, tù đọng, lạc hậu, gánh chịu những chính sách vô nghĩa lý. Họ không chỉ khốn khổ vì miếng cơm manh áo, họ còn phải chịu sức đè nén, ức hiếp của bọn sâu mọt
cường hào, địa chủ, quan lại, lính tráng,... là nạn nhân của những trò hề oái oăm của chính quyền bảo hộ, của tầng lớp quan lại phong kiến cổ hủ. Những người dân nghèo ở thành thị phải đổ cả máu để kiếm miếng cơm (Được chuyến khách...) kể phải bán tự do, làm thân tôi đòi chịu sự đánh đập, thậm chí còn bị vu oan rồi bị bắt giam của chủ (Thằng Quýt). Họ tự do đói khát, nhưng không được tự do đi ăn xin: Giá ai cho cháu một hào. Còn người nông dân, không chỉ chịu cảnh sưu thuế, chịu cảnh bán con (Hai thằng khốn nạn), còn là nạn nhân của những vụ vỡ đê, những nạn dịch cướp bóc, chịu cái chết oan uổng... (Sáu mạng người).
Sống đã khổ, chết còn khổ hơn, chết mà không có đất để chôn. (Chiếc quan tài) chết chưa được phép chôn, chưa được khóc người thân vì chưa có tiền nộp cho bọn sâu mọt (Thịt người chết; Công dụng của cái miệng...) Có thể thấy, mọi ngả đường trong cuộc sống của họ đều bị bịt kín, thậm chí con đường dẫn ra nghĩa địa - nơi an nghỉ cuối cùng cho một kiếp người cũng bị chặn nốt (Người thứ ba)
Có thể thấy người dân trong truyện của Nguyễn Công Hoan đi đến tột cùng của sự đau khổ.
II. NHÂN VẬT VÀ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đánh giá, giá trị, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan không cao bằng truyện ngắn. Thể loại tiểu thuyết không phải là sở trường của ông. Song khối lượng tiểu thuyết của ông cũng không phải là Ýt, trong đó có những truyện có giá trị
đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác được một loạt tiểu thuyết và được đăng báo liên tiếp như: Tắt lửa lòng
(1933); Tấm lòng vàng (1934); Lá ngọc cành vàng (1935); Ông chủ
(1935); Bà chủ (1935); Cô giáo Minh (1935); Bước đường cùng
(1938); Thanh đạm (1942).
Nếu như trong truyện ngắn, ngay từ khi ra mắt bạn đọc trên mục “Xã hội ba đào ký” của An Nam tạp chí Nguyễn Công Hoan đã tự giới thiệu mình như một cây bút “xã hội” “tả chân” tự vạch ra con đường riêng cho mình thì trong truyện dài thời kỳ đầu, nhà văn lại đi vào những truyện tình lãng mạn, lâm ly, nhuốm màu đạo đức nho phong và vấn đề hôn nhân gia đình có phần bảo thủ. Tiêu biểu cho loại này là tiểu thuyết Tắt lửa lòng (1934).
Năm 1935 ngòi bút tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan tá ra sung sức. Trong đó đáng chú ý hơn cả là tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng và
Ông chủ. Về nhiều mặt, hai truyện dài này có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của ngòi bút Nguyễn Công Hoan nói riêng, trào lưu hiện thực phê phán nói chung.
1. Trong Lá ngọc cành vàng Nguyễn Công Hoan đã bênh vực tình yêu tự do ngoài lễ giáo, phê phán mạnh mẽ lực lượng bảo thủ đã phá hoại hạnh phúc của lớp thanh niên. Cùng một lúc trong truyện thể hiện hai quan điểm nhìn nhận hiện thực của nhà văn: Đó là quan điểm đạo đức phong kiến và quan điểm giàu nghèo, trong đó quan
điểm giàu - nghèo là quan điểm xã hội cơ bản của ông. Nhà văn đã đứng hẳn về phía người nghèo bị khinh bỉ, ức hiếp để phê phán mạnh mẽ những kẻ có tiền và có quyền chà đạp lên hạnh phúc chính đáng của thanh niên, chủ đề xã hội và cảm hứng hiện thực chiếm ưu thế nên quan điểm xã hội giàu - nghèo đã lấn át quan điểm đạo đức bảo thủ. Nhà văn cũng thể hiện quan điểm khá tiến bộ trong vẫn đề tình yêu và hôn nhân. So với Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành vàng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nguyễn Công Hoan trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2. Ông chủ là truyện dài đầu tiên đã đề cập trực diện tới mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn, giữa người nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ thống trị. Với cuốn tiểu thuyết có giá trị tố cáo mạnh mẽ này. Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người nông dân bị áp bức, bóc lột và vạch trần bộ mặt tàn ác, dã man của bọn địa chủ sống trên mồ hôi, nước mắt của người nghèo lương thiện. Tác phẩm có tám chương, từ chương thứ hai tập trung tố cáo thói dâm ô, đểu cáng và tâm địa độc ác của ông chủ đối với vợ chồng anh đĩ Nuôi, gây nên thảm cảnh cho gia đình này. Nhà văn cũng bước đầu thấy sự bóc lột kinh tế thậm tệ của chúng đối với tá điền.
3. Năm 1938 Nguyễn Công Hoan sáng tác Bước đường cùng. Đây là tác phẩm xuất sắc đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn trước cách mạng và là một trong những thành tựu tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán đương thời.
Tác phẩm thành công nhờ không khí cách mạng sôi nổi thời kỳ mặt trận dân chủ, phong trào đấu tranh của quần chúng, sự tiếp xúc báo chí và những người cộng sản ở Nam Định. Sở dĩ Bước đường cùng là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Hoan lý do nữa là đã phản ánh trực tiếp nông thôn Việt Nam trước cách mạng trên bình diện xung đột giai cấp, làm nổi bật lên bộ mặt tàn bạo, thối nát của giai cấp địa chủ phong kiến và đời sống cùng khổ của người nông dân.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, tôi tập trung vào hai tác phẩm Ông chủ và Bước đường cùng. Đó là hai tác phẩm viết về người nông dân, đặt ra mối xung đột giai cấp, tiêu biểu cho những sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan.
1. Nhân vật trong tiểu thuyết:
Nguyễn Công Hoan là tác giả quan tâm đến nhiều tầng lớp người trong xã hội. Ông đã từng cất tiếng cười giễu cợt, chua chát trước cảnh Ðo le, chênh lệch già nghèo. Nhà văn trong những truyện ngắn đã từng đề cập đến những kiếp sống khổ cực của những phu xe, kép hát, đi ở, ăn mày. Đề tài về người nông dân đến tiểu thuyết Ông chủ
(1935) mới được Nguyễn Công Hoan đề cập đến.
1.1.Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ :
Tiểu thuyết Ông chủ là tác phẩm đầu tiên viết về người nông dân, đề cập trực diện xung đột giai cấp giữa nông dân lao động nghèo khổ và bọn địa chủ, giữa vợ chồng anh đĩ Nuôi - tá điền và vợ chồng lão chủ Êy. Nguyễn Công Hoan đã đứng hẳn về phía người nông dân
bị áp bức bóc lột để tố khổ cho họ, đồng thời thẳng tay vạch trần bộ mặt tàn ác, thói dâm ô đểu cáng của bọn địa chủ ở nông thôn..
1.1.1: Ông chủ là một tên chủ Êp dâm ô. Thấy chị Nuôi một nữ tá điền xinh xắn hắn xoay sở, dùng âm mưu để chị phải đến ở nhà hắn: Hắn bố trí cho vó em bị vu lấy cắp hai mươi đồng để vợ hắn đuổi vú ra khỏi nhà rồi bắt chị Nuôi đến ở thay. Hắn gây sự với vợ khiến vợ bỏ đi Hà Nội để cho hắn dễ dàng vào với chị Nuôi. Hắn cùng tên quản lý tìm cách ly gián vợ chồng chị hòng chị sẽ không giữ tiết với chồng, gieo mối nghi ngờ để chồng chịu tưởng nhầm là chị bất chính. Nguyễn Công Hoan đã miêu sinh động vợ chồng tên địa chủ một cách đê hèn, tàn nhẫn.
“Vợ chồng đĩ Nuôi lui ra, rồi đóng cửa lại. Nhưng ông chủ không ngồi yên. Đợt hai người đi xong, ông rón rén đến sau bức mành ren nhìn theo rồi thần người ra mà thở dài. Hẳn ông cảm cái nhan sắc chị đĩ Nuôi. Rồi ông ngồi thừ ra ghế cắn môi suy nghĩ. Có lẽ bao nhiêu mưu kế ông đã bày sẵn cả ở trong óc...
(...)ông chủ tròng trọc ngắm cái ngực chị bằng đôi mắt rất đĩ thoả, rồi rón rén tiến lại gần...”
Nguyễn Công Hoan đã xây dựng được hình ảnh khá sắc nét về một tên địa chủ dâm ô, vợ hắn cũng rơi vào cái bẫy hắn giăng, con mụ này kết tội anh Nuôi: - Mày làm hại gia đạo nhà tao, mày thông với vợ mày để rút ruột ông. Rồi hắn sai đánh anh hai trận. Sau đó anh chết.
Tác phẩm không chỉ tố cáo tập trung vào sự dâm ô, đểu rả của ông chủ mà còn thể hiện được nỗi thống khổ của người nông dân hiền lành.
1.1.2: Chị Nuôi - vợ anh là một người có nhan sắc, không hám giàu sang, thương chồng, quý con. Gia đình bé nhỏ Êy sống cần cù, giản dị, Êm cúng, dễ tin người. Cuộc sống gia đình, bị cột chặt vào địa chủ không sao gì ra được: thu lúa, tức bóc, lột tô, tô chính, tô phụ và còn nợ lãi, lãi mẹ, lãi con chồng chất. Vì tính dâm ô của ông chủ chị Nuôi phải bỏ đứa con của mình, đem sữa nuôi con người, đoạn văn miêu tả cảnh chia tay bịn rịn của chịu với chồng và con đầy xúc động..
- Đành vậy nhưng cả nhà có hai vợ chồng và một mụn con, nay vì đồng tiền, chồng xa vợ, con xa mẹ tôi buồn lắm.
Anh đĩ Nuôi nhìn theo, rồi buồn bã bảo vợ: - Nhất nợ nhì tội
Rồi bước chân vào buồng, anh thấy vợ nước mắt chạy quanh, tiếng run run gọi con:
- Em ơi dậy u bảo.
Con bé cọ cựa, mở mắt ra và vươn vai, chị Đĩ ôm nó vào lòng: - Em bó u cho no đi. Từ mai trở đi thầy nhai cơm cho em ăn nhé ! Rồi không cầm được nước mắt, chị khóc nức, khóc nở. Anh Đĩ nuôi cố nén tâm, chẳng nói chẳng rằng.
Con bé vừa bú, vừa nghịch, lúc thì nhả vú ra, trá tay lên trời và ê ê. Chị Đĩ bảo chồng:
- Tôi dứt ruột ra đi, tôi nhớ nhà lắm, nhất là con chã con.
Anh Đĩ nuôi lắc đầu, chép miệng:
- Đành vậy với trời, than thở làm quái gì. Thôi mau mau đi kẻo tối.
Độ nửa giờ sau, xếp dọn xong xuôi, chị Đĩ nuôi bế con ra cổng đi trước, con anh đứng lại đóng cái liếp cửa.
Khi thấy vợ thẫn thờ đến cổng, anh có cảm tưởng như trông thấy người ta chuyển cữu một người thân để khênh ra đồng vậy.
Từ ngày lấy nhau, chỉ lần ly biệt này anh mới thấy đau đớn. Anh đau đớn vì phải xa vợ hàng năm. Anh đau đớn vì sự ly biệt này là bị Ðp uổng. Nỗi nhớ thương vợ nó ray rứt anh, nên anh đau đớn quá !
Không chỉ đau đớn về tinh thần, chị lại bị đánh, bị đuổi, bị quỵt tiền công, chồng chị bị chết oang uổng, thảm khốc, con chịu cũng chết vì thiếu sữa.
Chị Nuôi tin lời mụ chủ, tưởng chồng bị cảm, ốm rồi chết “Chị vật vã bên quan tài, chị gào, chị khóc khản cả tiếng hết cả hơi”. Để xí xoá tội ác của mình con mụ chủ lên giọng nhân nghĩa “Tao cũng thương hại chồng mày xưa nay hiền lành , mày tiếng thế cũng ngoan ngoãn, thì tao bảo các anh em chốc nữa khiêng ra đồng, tao cho chôn nhờ vào ruộng nhà nghe chưa. Rồi hắn quẳng cho chị 5 đồng chị nhận tiền, lạy hắn để tạ ơn”.
Câu chuyện kết thúc thật ai oán, gây tâm trạng phẫn nộ, bất mãn cho người đọc. Dưới xã hội phong kiến thực dân, quyền sống và hạnh phúc của người nông dân thật thết sức bấp bênh. Nó nằm gọn trong bàn tay đẫm máu của địa chủ, quay quắt, giở giáo. Những
tai hoạ tày đình như một lưỡi kiếm sắc treo bằng sợi tóc trên đỉnh đầu họ. Mà kẻ gieo hoạ lại có thể đánh lừa họ để được coi là ân nhân.
1.2.Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng.
Bước đường cùng là quá trình phá sản của một nông dân bị địa chủ dựa vào đế quốc, quan lại thi hành nhiều thủ đoạn thâm độc để chiếm đoạt ruộng đất, gây nên cuộc đời đau khổ dài dằng dặc của người nông dân hiền lành, chất phác có tên là Pha.
1.2.1:Nhân vật anh Pha.
Anh Pha - nhân vật chính trong truyện đang tuổi trai tráng khoẻ mạnh, một vợ, một con, có tám sào ruộng tư và một gánh hàng xén của vợ đáng giá ba chục đồng. Với tuổi tác, sức vóc và vốn liếng đó cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ, chồng cày cấy, vợ chạy chợ thì đời sống của gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao vất vả nếu cứ mưa thuận gió hoà và mạnh chân khoẻ tay thì còn có thể khấm khá đằng khác. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến với bao nhiêu nanh vuốt của nó không cho phép Pha cũng như hàng triệu nông dân lao động như anh được an cư lạc nghiệp. Tên địa chủ Nghị Lại do cướp bóc của nông dân đã giàu nứt đố đổ vách với hai mẫu vườn và bốn trăm mẫu ruộng còn tìm mọi cách thâm độc để chiếm tám sào ruộng của Pha. Hắn cấu kết với tên tri huyện sở tại, xui nguyên,giục bị (Trương Thi) đẩy hai người nông dân đi đến chỗ kiện cáo nhau, để đục nước béo cò: quan thì ăn cuả đút, địa chủ thì cho vay nặng lãi chiếm ruộng, chiếm nhà. Nghị Lại xúc xiểm Trương Thi và Pha kiện nhau. Hắn cho cả hai
bên vay tiền để lễ quan. Vì vụ kiện mà chính Pha không muốn có này anh đã vấp nợ Nghị Lại ba chục đồng. Rút kinh nghiệm đau đớn của bao nhiêu gia đình nông dân đã khánh kiệt vì nợ lãi, vợ chồng Pha bán gánh hàng xén để lấy tiền trả nợ. Nhưng Nghị Lại tìm cách chần chừ không chịu nhận tiền vì hắn đã có âm mưu nuôi lãi mẹ đẻ lãi con để cuối cùng chiếm ruộng của Pha. Kế đến là vụ sưu thuế ập tới,bọn cường hào có quan trên đồng loã được dịp đục khoét. Món tiền bán gánh hàng xén của vợ Pha bị tiêu tán vào món thuế tám xào ruộng và ba suất sưu của Pha và hai người anh ruột Pha tha phương cầu thực mà bọn cường hào bắt anh phải đóng đậy. Hoạ vô đơn chí. Để tránh nạn đói giáp hạt, Pha lại phải vay của Nghị Lại năm thúng thóc. Nhưng năm thúng thóc đó cũng không đủ cứu đói cho cả gia đình. Vợ chồng Pha phải ăn củ chuối. Do đó và ăn uống mất vệ sinh, lại bị nạn úng thuỷ, nhân dân trong vùng nhiều người mắc bệnh dịch tả. Vợ rồi con Pha cũng lần lượt chết vì bệnh dịch. Nhân việc vợ con ốm, chết, Pha lại bị mê tín và lệ làng làm thêm tốn kém: lễ bái, bốc mộ, cúng quan