I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn
1.2 Nhân vật số phận
Đó là tầng lớp dân nghèo thành thị: phu xe, gái điếm, những người đi ở, lưu manh, trộm cắp, bọn viên chức các công sở và người nông dân lao động
Từ nhỏ ông đã sống và đi học ở Hà Nội, sau này đã từng đi dạy học ở nhiều tỉnh, lị: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, Trà Cổ... ông được tiếp xúc nhiều với họ nên ông nắm rất chắc tính chất những nhân vật này. Mặc dù ở một số truyện ông tỏ ra chưa thấy được bản chất tốt đẹp của người lao động nhưng Nguyễn Công Hoan đã dành cho họ sự xót thương và bênh vực. Viết về họ, ông đã đi sâu vào cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ,không có gì đảm bảo cho sự tồn tại của họ trong xã hội đương thời;
Kép Tư Bền, Anh Xẩm, Đào Kép mới là cuộc sống của người nghệ sĩ có tài năng nhưng không có chỗ đứng trong cuộc đời thực. Bố ốm không được chăm sóc mà phải lên diễn trò mua vui cho thiên hạ
( Kép Tư Bền). Anh Xẩm là tiếng hát bi thương, ai oán cho một kiếp người được cất lên trong khung cảnh ảm đạm của buổi chiều. Cái đói, cái khát, sự hẩm hiu, cô độc luôn rình rập họ.
Xót thương cho cuộc đời người phu xe, Nguyễn Công Hoan có một loạt truyện: Ngựa người, người ngựa; Được chuyến khách.
Miếng ăn kiếm được trong cuộc sống của họ không chỉ đổi bằng mồ hôi, nước mắt mà đổi cả bằng máu, không chỉ thế tai ương lại luôn rình rập đổ xuống đầu họ một cách bất ngờ, oan ức ( Tấm giấy một trăm).
Nguyễn Công Hoan đã ghi tạc thành công những cảnh thương thảm, những nét bản chất nhẫn nhục, thật thà, những tấn bi hài kịch, dở khóc, dở cười cuộc đời họ.
Thương tâm, xót xa hơn là những em bé đi ở, đi làm thuê. Bằng ngòi bút hiện thực Nguyễn Công Hoan đã lột tả được thế giới riêng của những đứa trẻ tội nghiệp Êy ở nhiều góc độ. Khi là sự nhẫn nhục, chịu đòn roi, mắng chửi của chủ nhà như trong truyện Thanh ! Dạ; Phành phạch; khi là nạn nhân của sự vu khống tàn bạo, không lối thoát
Thằng Quýt (I), (II). Các em sinh ra không có tuổi thơ, phải chịu những cảnh địa ngục trên trần gian.
Xót xa hơn, còn có nhưng em bé không xin được việc, không được “hạnh phóc” làm thân tôi đòi trong những nhà giàu có, mà con Đỏ trong truyện Phành Phạch; Quyền chủ, con Thanh trong truyện: Thanh ! Dạ đang phải chịu đựng, phải đi ăn xin - một nghề thật nhục nhã. Nhưng đâu dễ kiếm được chút bánh thừa, cơm thiu của thiên hạ, có em phải tự huỷ hoại cả tấm thân lành lặn để cầu
mong chút thương hại và sự bố thí của người đời . Cái vốn để sinh nhai. Có em không còn đủ sức đi xin ăn, đói, nằm thoi thóp nơi cống rãnh chờ chết ...
Không có việc làm, không xin được ăn, cuộc sống đói khát vì thiếu ăn, thiếu mặc đã đẩy các em vào bước đường cùng. Các em là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến. Song chính cái xã hội Êy không có chỗ cho các em tồn tại, vì đói quá, quỵt hai xu bún riêu, ăn cắp củ khoai lang, một tấm bánh mà phải chịu những trận mưa đòn khủng khiếp của thiên hạ. Đói - xã hội Êy đã xô đẩy các em không cha, không mẹ vào con đường tù tội “Bị đòn đánh, tra tấn rồi vứt lén xộn với tất cả thứ rác rưởi của xã hội”, trong tù các em làm quen những thằng bạn lưu manh để rồi .“Trên tấm linh hồn trong trắng, thằng bạc tha hồ bôi màu. Những nét đậm dần, rõ dần, sẫm dần, có tài thánh cũng không gột được
(Thế cho nó chừa).
Những em bé Êy khi ra tù, trở thành những tên lưu manh chuyên nghiệp. Các em chính là nạn nhân của xã hội bất công Êy. Cuộc sống thành thị dưới con mắt của Nguyễn Công Hoan thật tiêu biểu cho cái cảnh “kẻ ăn không hết, người lần không ra” là kết quả của cuộc khai hoá văn minh cho đất nước này của thực dân Pháp.
Những người nông dân lao động: như con mẹ Nuôi ( Đồng hào có ma) anh Mịch, bác Phô gái, thằng Cò. (Tinh thần thể dục,) suốt đời lam lò trong luỹ tre làng, vừa đói nghèo, vừa hèn yếu, luôn bị địa chủ, cường hào, quan lại chửi mắng, ức hiếp, bắt nạt, tước đoạt từng đồng hào nhỏ .
Viết về cuộc đời những người bất hạnh, những hạng người cùng khổ, Nguyễn Công Hoan bộc lộ tình cảm xót thương nhẹ nhàng thấm thía đầy cảm động.