Các tài liệu dùng trong phân tích

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang (Trang 26 - 94)

2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

2.2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ.

2.2.2.3. Sổ chi tiết các tài khoản doanh thu và chi phí

Sổ chi tiết các tài khoản doanh thu và chi phí là sổ diễn giải một cách chi tiết về doanh thu và chi phí làm cơ sởđể xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.3.Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phân tích biến động theo thời gian

So sánh giá trị của các chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau với nhau, việc so sánh

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

2.2.3.2. Phân tích kết cấu doanh thu theo từng ngành hàng

Phân tích tốc độ phát triển doanh thu của từng ngành hàng và ảnh hưởng của những ngành hàng này đến tốc độ phát triển doanh thu của đơn vị. Từđó người đầu tư có chính sách đầu tư phù hợp với từng nhóm hàng.

2.2.3.3. Phân tích các chỉ số chủ yếu Tỷ số hoạt động Tỷ số hoạt động

- Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh

Chỉ tiêu này cho biết được một đồng tài sản cố định (TSCĐ) tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Tỷ số này càng cao thì càng tốt.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ số này thể hiện số tiền doanh thu được tạo ra từ một đồng tài sản (TS) tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu suất sử dụng tổng TS càng cao thì cũng càng tốt vì khi đó nó cho thấy được việc sử dụng có hiệu quả TS của công ty.

- Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đểđo lường mối quan hệ giữa doanh thu (DT) và vốn chủ

sở hữu (VCSH) của công ty, cho ta thấy được nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hay không.

Tỷ số về khả năm sinh lời

Việc phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị

kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) cũng như để so sánh hiệu quả sử

dụng vốn và mức lãi của các doanh nghiệp khác cùng loại.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (ROS: Return on Sales) phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện do doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mang lại.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: (ROA: Return on Asset) phản ánh hiệu quả sử dụng tổng TS của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh =

Tài sản cốđịnh

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh =

Tổng tài sản

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh =

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần ROS =

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

ROA = Lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (ROE: Return on Equity) phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng VCSH của doanh nghiệp. Công thức xác định:

Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu

Chương 3: GII THIU V CÔNG TY C PHN XUT NHP KHU AN GIANG

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1. Lịch sử hình thành

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang Tên tiếng Anh: An Giang Import – Export Company Tên sử dụng trong giao dịch: Angimex

Logo của công ty:

Điện thoại: 076.841548 – 076.844920 Fax: 076.843239

Trụ sở chính: Số 01 Ngô Gia Tự - Thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang Email: rice@angimex.com.vn

Website: http://www.angimex.com.vn

Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang là Công ty Ngoại Thương Tỉnh An Giang được thành lập vào ngày 23/6/1976 do chủ tịch Trần Tấn Thời ký theo quyết định số 73/QĐ-76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/1976. Trải qua nhiều năm với sự biến động của nền kinh tếđất nước cũng như tính chất hoạt động của công ty, công ty cũng có những tên gọi khác nhau:

Năm 1979: Công ty Liên Hợp Xuất Khẩu Tỉnh An Giang. Năm 1988: Liên Hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang. Năm 1992: Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.

Ngày 01/01/2008, Công ty chính thức chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần có tên gọi là Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang với số vốn

điều lệ ban đầu là 58.285.000.000 đồng. Trong đó Nhà nước sở hữu 30%, cán bộ công nhân viên 7,88%, nhà đầu tư chiến lược 13,39% và cổ phần bán đấu giá chiếm 48,19%.

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Angimex chuyên về lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại dịch vụ.

- Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp.

- Kinh doanh xe môtô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam

ủy nhiệm.

- Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp: chủ yếu là phân bón, thuốc bảo vệ

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

Ngoài ra, Công ty còn liên doanh với Công ty Kitoku Shinryo (Nhật Bản) thành lập Công ty TNHH ANGIMEX – KITOKU sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo; là thành viên góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ thống siêu thị.

3.1.3. Quá trình phát triển

Trong những năm đầu công ty chỉ làm nhiệm vụ thu mua và cung ứng, mua bán

ủy thác hàng xuất nhập khẩu của các công ty trong nước, hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm,…hàng nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu.

Năm 1990, công ty xây dựng nhà máy xay lúa Angimex với công suất 5 tấn/ha và các công trình phụ trợ với giá trị là 2.792.465.000 đồng. Năm 1998, công ty được Bộ

Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp, ngoài việc nhận ủy thác công ty còn mua bán trực tiếp với các nước như: Singapore, Philipin, Nhật Bản…

Năm 1991 và 1992 công ty cải tạo mặt bằng, xây dựng kho trên diện tích 1.412 m2, lắp đặt hai nhà máy đánh bóng gạo với công suất 4 tấn/ha trị giá 1.480.039.000

đồng. Tháng 9/1992 thành lập công ty liên doanh Angimex - Kitoku với tổng vốn đầu tư

1.000.000 USD với mục đích sản xuất nông sản, sản phẩm chế biến từ bột gạo để xuất khẩu phần lớn sang thị trường Nhật Bản.

Năm 1993, Công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hòa, nhà máy xay lúa trị

giá 822.416.000 đồng.

Năm 1994, xây dựng nhà máy Angimex 5, lắp đặt lò sấy nâng công suất lên 5 tấn/ha, lắp đặt máy đánh bóng gạo trị giá 750.762.000 đồng.

Năm 1995, xây dựng nhà máy Angimex 2 gồm nhà kho 180m2, lắp đặt máy

đánh bóng gạo công suất 5 tấn/ha, máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các công trình phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng.

Năm 2004, thành lập trung tâm NIIT - Angimex. Trung tâm có chức năng Đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Công ty ký thỏa thuận với Học viện NIIT (Ấn Độ) – một trong những học viện công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, nhuợng quyền thương hiệu và công nghệ đào tạo của học viện này. Theo đó, NIIT sẽ cung cấp và kiểm soát việc thực hiện công nghệ đào tạo tên gọi Master Mind do Trung tâm Phát triển công nghệ thông tin của Angimex đảm nhiệm.

Năm 2005, khai trương đại lí điện thoại S-Fone_Angimex cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ, bảo hành và chăm sóc khách hàng của mạng điện thoại di động mang thương hiệu S-Fone.

Từ những ngày thành lập với qui mô và phạm vi hoạt động còn rất nhỏ, đến nay Angimex đã thể hiện được là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh An Giang, chuyên lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại. Đặc biệt năm 1998 được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã tạo cho Angimex có được những thuận lợi trong việc duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, song song với việc tăng cường phát triển đối tác đầu tư, mở rộng hoạt động liên doanh - liên kết với các công ty nước ngoài.

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: có quyền thảo luận các vấn đề quan trọng của công ty như: báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản trị kinh doanh ở công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty… Nói chung các vấn đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty phải thông qua Đại hội đồng cổđông.

Hội đồng quản trị: hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉđạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc vềĐại hội đồng cổ đông như: quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổđông thông qua

Tổng giám đốc: có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý khác của công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị phê chuẩn. Tổng giám đốc có quyền thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo khi được yêu cầu.

Ban kiểm soát: thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc

điều hành và quản lý công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao.

Các phòng ban

Phòng Hành chánh: thực hiện công tác hành chánh, tiếp khách, hội họp, hội nghị khách hàng, phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chếđộ qui định.

Phòng Nhân sự: Soạn thảo, triển khai qui chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt

động của công ty, quản lý nhân sự cho toàn công ty, xây dựng kế hoạch tiền lương, thưởng, kế hoạch đào tạo, bảo hộ lao động, y tế. Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích, khen thưởng cho cá nhân, tập thể.

Phòng Tài chính – Kế toán: tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo quyết toán do Bộ Tài Chính

đề ra. Theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để thất thoát tài sản của công ty. Tổ chức kiểm kê, cân đối tiền hàng. Nghiên cứu vận dụng các chính sách tài chính – kế toán, thống kê, đề xuất các biện pháp hạn chế khó khăn, vạch ra các phương án tổ chức trong lĩnh vực tài chính – kế toán.

Phòng Phát triển – Chiến lược: nghiên cứu và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, kiểm kê nguồn vốn đầu tư theo từng kỳ, đề xuất các kế hoạch mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh.

Phòng Marketing: phụ trách các công việc giới thiệu sản phẩm của công ty, tìm kiếm các thông tin về thị trường và khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng và xúc tiến các công việc liên doanh với các doanh nghiệp thương mại.

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán các hợp

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

Các xí nghiệp trực thuộc: có chức năng chủ yếu là sản xuất, chịu trách nhiệm từ

khâu thu mua đến khâu thành phẩm.

Các cửa hàng kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng tiêu thụ hàng hóa trong nước lẫn quốc tế. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Hành chánh - Pháp lý Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Phòng Phát triển Chiến lược Bộ phận Công nghệ thông tin

Phòng Nhân sự

Phòng Tài chính - Kế toán

Ban Quản lý dự án

Bộ phận Quan hệ cộng đồng

Trung tâm kinh doanh

HONDA ANGIMEX Ngành lương thực

Phòng Bán hàng Cửa hàng HONDA ANGIMEX 1 Phòng Điều hành Kế hoạch Lươngthực Chi nhánh Lương thực Long Xuyên Xí nghiệp Sản xuất Kinh doanh Gạo an toàn Chi nhánh Lương thực Thoại Sơn

Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp Cửa hàng HONDA ANGIMEX 2 Cửa hàng HONDA ANGIMEX 3 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi

3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2007 - 2009

Doanh thu

Năm 2007, doanh thu của công ty là 1.425.300 triệu đồng, đến năm 2008 thì doanh của công ty đã là 2.268.507 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2007 là 843.207 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 59%.

Năm 2009, doanh thu công ty giảm đi 4% ứng với số giảm 89.019 triệu đồng và doanh thu trong năm là 2.179.488 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2007. Doanh thu của công ty đang có xu hướng giảm xuống do tình kinh tế biến động gây khó khăn cho hoạt động của công ty, nhưng tỷ lệ giảm là nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu năm 2008 đạt được chứng tỏ công ty hoạt động ngày một tích cực hơn để mở

rộng thị trường tìm kiếm khách hàng trước thời buổi phải đối mặt với nhiều thử thách.

Bảng 3.1. Bảng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 ĐVT: triệu đồng

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền trTọỷng Số tiền trọTỷng Số tiền T(%) ỷ lệ Số tiền Tlệỷ DT 1.425.300 100 2.268.507 100 2.179.488 100 843.207 59 (89.019) (4) CP 1.410.089 98,93 2.071.335 91,3 2.105.000 96,58 661.246 47 33.665 2 LNR 15.211 1,07 197.172 8,7 74.488 3,42 181.961 1196 (122.684) (62)

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Angimex)

1.425.300 2.268.507 2.179.488 15.211 74.488 2.105.000 2.071.335 1.410.089 197.172 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2007 2008 2009 năm triệu đồng

Doanh thu Chi phí LNR

tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang GVHD: Trần Thị Kim Khôi Chi phí

Tương ứng với với một khoản doanh thu thu về thì phải có một khoản chi phí bỏ

ra. Song với sự gia tăng về doanh thu thì chi phí cũng tăng điều qua các năm. Năm 2007, tổng chi phí là 1.410.089 triệu đồng chiếm 98,93% trong doanh thu của công ty. Năm 2008, tổng chi phí đã tăng lên 2.071.335 triệu đồng, chiếm 91,3% tổng doanh thu, và tăng hơn so với năm 2007 là 661.246 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 47%. Đến năm 2009, chi phí vẫn tiếp tục tăng cao hơn với tổng chi phí là 2.105.000 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 là 33.665 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 2%. Tổng chi phí trong năm

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang (Trang 26 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)