Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An doc (Trang 72 - 75)

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang cùng với

những kiến thức tích luỹ ở trường, trong quá trình phân tích, nghiên cứu tài liệu, từ những vướng mắc và tồn tại nêu trên đồng thời để các giải pháp được thực thi có kết quả, em rút ra được một số điểm xin nêu ra một số kiến nghị làm ý kiến tham khảo nhằm góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

6.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước:

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi các văn bản

pháp lý trên cơ sở một khung khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng phù hợp với cơ chế thị trường.

- Chính phủ chỉ đạo các địa phương nhanh chóng quy hoạch vùng, tiểu vùng, đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm sản suất kinh doanh, đảm bảo điều kiện vay

vốn Ngân hàng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Chính phủ chỉ đạo các địa phương quy định giá trị sử dụng đất phù hợp với giá chuyển đổi

trên thị trường để cho các hộ sản xuất đảm bảo điều kiện vay vốn.

- Trong bối cảnh người dân nông thôn thiếu thông tin, thiếu khoa học kỹ tuật, thiếu kinh

nghiệm sản xuất, thị trường, khả năng tài chính … nếu chỉ giải quyết vấn đề về vốn thì vẫn chưa đủ và khó có thể phát huy hiệu quả. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đồng bộ như chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng cơ sở hạ

tầng, chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm…

- Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ thành lập phòng bán đấu giá tài sản thanh lý ở nhiều nơi, có uy tín và theo đúng pháp luật để Ngân hàng có thể bán, thanh lý tài sản một cách dễ dàng,

nhanh chóng hơn.

- Nhà nước cần xúc tiến và thành lập các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm để tránh tình trạng người vay có thể dùng một tài sản đảm bảo để vay ở nhiều tổ chức tín dụng.

- Trong thực tế hiện nay, khi một món nợ vay có vấn đề Ngân hàng phải làm thủ tục đưa ra

toà phát mại tài sản nhưng sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan không được chặt chẽ. Do đó, kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước dần dần tiến tới cho phép

Ngân hàng tự quyền phát mại tài sản, Ngân hàng sẽ tổ chức một lực lượng cán bộ để thực

hiện việc thu hồi này.

6.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần điều chỉnh lãi suất kịp thời, thông báo đến Chi nhánh kế

hoạch cho vay có hiệu quả, nhằm không để khách hàng bị thiệt với những chính sách ưu đãi của Ngân hàng khác, có như vậy quan hệ của Chi nhánh và sở giao dịch với khách hàng mới

bền vững.

- Thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên Chi nhánh.

- Cần xem xét trang bị công cụ lao động để tạo điều kiện thực hiện công tác của nhân viên,

đảm bảo tiến độ làm việc và hoàn thành công việc một cách thuận lợi.

- Cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách

phát triển phù hợp; nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ thể là phải hợp lý

hoá các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụ để giảm rủi ro và chi phí. - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ để

từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa mức độ rủi ro, không thể để nguồn thu của Chi nhánh như hiện nay là thu từ hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền thông tin, hướng dẫn công nghệ, nghiệp

vụ để giúp người vay xây dựng các dự án, thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ, sử dụng đồng

vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng.

- Tuyển chọn và bố trí đủ cán bộ cho Ngân hàng cơ sở theo yêu cầu của công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng để bố trí phù hợp.

- Quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, có chính

sách khuyến khích cán bộ tích cực học tập đúng mức trên mọi phương diện.

- Và phải có một chính sách tiền lương hợp lý cho nhân viên để không bị chảy máu “ nguồn

chất xám nhân lực” trong ngành khi các Ngân hàng Nước ngoài vào kinh doanh ở thị trường

Việt Nam.

- Tuyển chọn và bố trí đủ cán bộ cho Ngân hàng cơ sở theo yêu cầu của công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng để bố trí phù hợp.

- Quan tâm đến công tác đào tạo lại cán bộ đã tiêu chuẩn theo qui định, có chính sách khuyến

khích cán bộ tích cực học tập đúng mức trên mọi phương diện.

6.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang.

- Có kế hoạch dào tạo cán bộ nghiệp vụ ban đầu cả về trình độ chuyên môn và khả năng giao

tiếp, từ đó có một đội ngủ kế thừa năng động, sáng tạo.

- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, thông qua giao tiếp khai thác được

thông tin từ khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm của Ngân hàng nắm bắt được nhu cầu

cũng như nhu cầu của khách hàng, từ đó đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

- Về nghiệp vụ huy động vốn: cần đa dạng các hình thức huy động vốn, lãi suất hấp dẫn, có

chính sách chiêu thị dưới dạng hình thức khác nhau để tạo thêm uy tín cho Ngân hàng.

- Xem xét các tài sản thế chấp, thẩm định kỹ các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh

của bên đi vay nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thu hồi lại nợ của Ngân hàng. - Cần thường xuyên đôn đốc thu nợ khi đến hạn, xem xét lại lãi suất các món nợ quá hạn để

việc thu NQH dễ hơn.

- Tăng cường công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay để có thể phát hiện kịp thời tình trạng các khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, thu lãi treo và lãi đến hạn để đem lại lợi nhuận cho

chi nhánh.

- Chuyển đổi cơ cấu đầu tư, chú trọng vào các loại hình cho vay có hiệu quả cao như ngành

công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc… để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương.

- Ngân hàng cần có cơ chế xử lý rủi ro do các nguyên nhân khách quan như: dịch bệnh, thiên tai trên diện rộng nhằm tái tạo nguồn vốn đầu tư.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

binh… nhằm tạo ra nhiều kênh dẫn vốn thuận lợi nhất cho người vay đồng thời có hiệu quả và an toàn vốn đối với Ngân hàng.

6.2.4. Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân các cấp:

- Bổ sung, sửa đổi các chính sách, cơ chế hỗ trọ phát triển: hoàn chỉnh và công bố quy hoạch

dụng đất cho dân cư, xây dựng mạng lưới thu thập và cung cấp các thông tin về công nghệ, thị trường để người vay có điều kiện thuận lợi xây dựng và thực hiện tốt các dự án vay vốn, còn Ngân hàng sẽ có thêm cơ sở để quyết định cho vay.

- Tạo điều kiện cho Ngân hàng mở thêm chi nhánh, văn phòng giao dịch ở những địa bàn có nhu cầu và khả năng, hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý nợ có vấn đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tạp chí ngân hàng số phát hành 3/2008.

- Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. TPHCM. NXB Tài Chính.

- Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên). 2007. Nghiệp vụ ngân hàng ngoại thương, TPHCM. NXB

Tài chính.

- Nguyễn Ngọc Huyền Trân. 2006 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán.Khoa KT- QTKD Đại học

An Giang.

- Nguyễn Thị Ngọc Châu. 2007 Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại Ngân hàng đông á chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài chính. Khoa KT QTKD

Đại học An Giang.

- Nguyễn Thị Huỳnh Đăng.2006 Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ

phần Sai Gòn thương tín. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán. Khoa KT QTKD Đại học An

Giang.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An doc (Trang 72 - 75)