Mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư

2. Vốn đầu tư nước ngoài

2.5. Mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và nước ngoài

tồn tại

Trong tình hình triển khai các dự án nước ngoài hiện nay, vốn góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật của phía Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm 90%, 8 – 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản khác và tiền chỉ co 1 -2%. Giá nhà đất ở Việt Nam hiện nay quá cao cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Vì vậy Việt Nam cần phải có biện pháp mở rộng vốn đối ứng từ phía các doanh nghiệp Việt Nam: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cho phép các doanh nghiệp nâng cao khả năng tài chính để góp vốn với các lien doanh nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào quyền sử dụng đất như hiện nay.

II. Cơ cấu vốn đầu tư.

1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là cốt lõi của đầu tư phát triển toàn xã hội, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các thành phần kinh tế với các loại nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu KT – XH đã được Đảng và Nhà nước xác định trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Bảng 9: tỷ lệ đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN. ( đơn vị : tỷ đồng )

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Chi ĐTPT 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341

Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078

Tỷ lệ ( % ) 88,42 89,81 90,09 91,28 93,39 91,97 91,78

Nguồn : Tổng cục thống kê

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không ngừng tăng lên cả về giá trị tương đối và tuyệt đối . Nếu như năm 2002 vốn XDCB là 26211 tỷ đồng ( 88,42% ) thì đến năm 2006 đã tăng lên hơn 3 lần ( 81087 tỷ đồng).

Tuy nhiên trong thời gian qua, do quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã tập trung đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội, thất thoát lãng phí lớn. Điều này dẫn đến bố trí vốn cho các dự án đầu tư vượt quá khả năng.

Theo báo cáo của Viện Khoa học tài chính dẫn nguồn Kiểm toán Nhà nước năm 2007, đã có rất nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định. Một số dự án chuyển tiếp không được bố trí vốn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 14 dự án đang được thực hiện đầu tư có nhu cầu vốn 636 tỉ đồng nhưng không được giao vốn năm 2006. Có dự án khối lượng dở dang lớn như dự án mở rộng, cải tạo trụ sở Bộ Công thương triển khai từ năm 2002 đến nay chưa hoàn thành. Liên đoàn Lao động VN duyệt 17 dự án năm 2003, tổng dự toán 191 tỉ đồng nhưng không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết không triển khai được. Dự án xây dựng trường Đại học KTQD, khi thiết kế không tuận thủ tiêu chuẩn xây dựng gây lãng phí ngân sách hàng tỷ đồng ...

2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho GD – ĐT và KHCN Đơn vị %

Năm GD - ĐT KH – CN Tổng 2000 4.02 1.25 5.27 2001 3.65 1.14 4.79 2002 2.94 0.35 3.29 2003 2.98 0.65 3.63 2004 2.96 0.62 3.58 2005 2.94 0.68 3.62 2006 3.27 0.63 3.9 2007 2.76 0.63 3.39

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư dành cho KH – CN và GD – ĐT vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với mức độ quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân. Trong một số năm gần đây,đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể mặc dù tỷ trọng của nó trong cơ cấu đầu tư không tăng.Chi cho giáo dục và đào tạo chủ yế từ các nguồn ngân sách nhà nước( chiếm 18% tông chi NSNN ); và đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua việc phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài. Cơ sở

vật chất của ngành đã được tăng cường, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Khoa học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w