0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010

Một phần của tài liệu CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 39 -46 )

- Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 là 7,5 – 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá thành hiện tại đạt khoảng 1050 – 1100 USD.

- Chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Đến năm 2010, cơ cấu ngành trong GDP: Khu vực nông nghiệp khoảng 15 – 16%, công nghiệp và xây dựng 43 – 44%, dịch vụ 40 – 41%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/ năm.

- Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP

Mục tiêu cụ thể được phản ánh chi tiết trong bảng dưới đây

Bảng 16 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện

2001 - 2005

Kế hoạch 2006 - 2010

Tăng trưởng kinh tế % 7,5 7,5 – 8,0

Nông, lâm, ngư nghiệp % 3,6 3,0 – 3,2

Công nghiệp % 10,2 9,5 – 10,2

Dịch vụ % 6,9 7,7 – 8,2

Tốc độ tăng giá trị sản xuất

Nông, lâm, ngư nghiệp % 5,5 4,5

Công nghiệp % 15,7 15,2 – 15,5

Dịch vụ % 7,6 8,3 – 8,7

GDP theo giá hiện hành ( đến năm cuối)

Tổng GDP theo VND Nghìn tỷ VND 838,5 1694 – 1760

GDP quy theo USD Tỷ USD 53,1 94 – 98

GDP bình quân đầu người USD 640 1050 – 1100

Cơ cấu kinh tế ( đến năm cuối )

Nông, lâm ,ngư nghiệp % 20,7 15 – 16

Công nghiệp % 40,8 43 – 44

Dịch vụ % 38,5 40 – 41

Xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 110,2 243 – 254

Tốc độ tăng xuất khẩu % 17,0 16,0

Tốc độ tăng nhập khẩu % 19,0 14,5

Đầu tư phát triển ( theo giá 2005 )

Tổng đầu tư phát triển 5 năm Tỷ USD 84,6 139,4

Tổng đầu tư phát triển/ GDP % 37,5 40,0

Nguồn: Văn kiện Đại hôi Đảng X

II. Những giải pháp thúc đẩy việc thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam

- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong kênh huy động vốn của ngân sách nhà nước, cần tính toán chi tiết hiệu quả sử dụng vốn. Việc phát hành trái phiếu, công trái nội tệ và ngoại tệ cần phải được xem xét và điều chỉnh để có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất về phía cả nhà nước và người dân. Nhà nước huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển còn nhân dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ lãi suất, lợi ích gián tiếp là hiệu quả đầu tư.

-Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án, cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng. Yêu cầu này cần được thực hiện chặt chẽ đối với ngân sách trung ương. Đầu tư phải đúng mục đích, phục vụ đúng nhu cầu cần thiết của địa phương cũng như cả nước. Sử dụng vốn đầu tư phải tuân thủ theo đúng kế hoạch đã được đề ra để tránh tình trạng sử dụng vốn dàn trải, không hiệu quả, thất thoát vốn

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đối với đầu tư trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong quản lý và sử dụng vốn; Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới để giúp các đối tượng đầu tư hiểu đúng, hiểu rõ và tuân thủ đúng luật.

- Ban hành quy chế cho phép các địa phương tự chủ trong quy hoạch kinh tế vùng, miền. Có các chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế của những vùng này, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng kinh tế.

- Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp, vì đây là ngành chịu nhiều sức ép nhất khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Gắn liền với việc huy động vốn, chúng ta có thể học hỏi được các công nghệ quản lý hiện đại để nâng cao trình độ quản lý, điều hành các nguồn huy động vốn như ngân hàng, thị trường chứng khoán…nhờ đó mà thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước.

- Tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Đổi mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thị trường vốn. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của Việt kiều, vốn đầu tư của người dân trong thành lập và bỏ vốn kinh doanh,... cần được thực hiện theo hướng vừa thúc đẩy các kênh xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư, vừa cải tiến các quy trình, thủ tục, vừa chống tiêu cực, phiền hà, nhưng phải giám sát chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, chống các hoạt động lừa đảo hay tiêu cực khác.

Kết luận

Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Hoạt động đầu tư cũng theo đó mà được cải thiện cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Những tín hiệu khởi sắc hơn trong tình hình thu hút vốn đầu tư trong vài năm gần đây tạo một tâm lý lạc quan và tin tưởng vào những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Hoạt động đầu tư nói chung và chuyển dịch cơ cấu đầu tư nói riêng đã thu được những kết quả đáng kể, góp phần vào công cuộc xây dựng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu lạc quan thì hoạt động đầu tư phát triển của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em đã chủ quan đưa ra một số nhận xét và giải pháp trong việc thúc đẩy và hoàn thiện cơ cấu đầu tư ở Việt Nam, tuy nhiên do trình độ có hạn, chúng em không tránh khỏi có một số thiếu sót. Hy vọng các thấy cô giúp đỡ để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.

Em cũng xin chân thành cảm ơn : PGS.TS. Từ Quang Phương TS. Phạm Văn Hùng Đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề án này.

Tài liệu tham khảo

i. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Bộ môn Kinh tế đầu tư, trường Đại học KTQD ii. Bộ tài chính - Ủy ban Kinh tế và ngân sách quốc hội

iii. Một số luận cứ khoa học chuyển dịch cơ cấu đầu tư - Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Bộ môn Kinh tế đầu tư, trường đại học kinh tế quốc dân.

iv. Thời báo kinh tế Việt Nam

v. Niên giám thống kê – Tổng cục thống kê. vi. www. Cia.gov

vii. www. mof.gov.vn

viii. WB – Báo cáo phát triển Việt Nam

ix. WB – Hội nghị các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam x. Việt báo.com

xi. Tài liệu hội thảo “ Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước“ xii. Webbste: Đảng Cộng sản Việt Nam

xiii. Báo Nhân dân.

xiv. Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Mục lục

Nội dung Trang

Lời nói đầu...1

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý...2

I. Cơ cấu đầu tư...2

1. Khái niệm ...2

2. Phân loại ...2

2.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. ...2

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư. ...3

2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành. ...3

2.4. Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng, lãnh thổ. ...4

3. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư. ...4

3.1. Định nghĩa. ...4

3.2. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ...4

II. Cơ cấu đầu tư hợp lý. ...6

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư...7

1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế...7

1.1. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển… ...7

1.2. Nhân tố thị trường và nhu cầu của xã hội. ...7

1.3. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. ...8

1.4. Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện về các nguồn lợi tự nhiên. ...8

2. Nhóm nhân tố bên ngoài. ...8

Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư ở Việt Nam ...9

I. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. ...9

1. Vốn đầu tư trong nước. ...9

1.1. Vốn ngân sách nhà nước. ...9

1.2. Vốntín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. ...10

1.3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. ...11

1.4. Vốn đầu tư dân cư và tư nhân. ...13

2. Vốn đầu tư nước ngoài. ...14

2.1. Nguồn vốn FDI. ...14

2.3. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. ...23

2.4. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. ...24

2.5. Mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. ...26

II. Cơ cấu vốn đầu tư. ...26

III. Cơ cấu đầu tư theo ngành ...28

IV. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ. ...30

V. Hạn chế trong đầu tư phát triển giai đoạn 2000 – 2007. ...32

Chương III: Những giải pháp cơ bản về thu hút, phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư ...40

I. Kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010 ...40

II. Những giải pháp thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam. ...42

Kết luận ...44

Một phần của tài liệu CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 39 -46 )

×