Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

1. Những kết quả đạt được

Với những cố gắng của toàn bộ tập thể nhân viên sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh. Các kế hoạch và mục tiêu đạt ra đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể một số kết quả đạt được như

- Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bắc Ninh được coi trọng và đạt kết quả tốt.

Tính tháng 6/2008, Bắc Ninh thu hút 151 dự án và 12 Chi nhánh - Văn phòng đại diện, với tổng số vốn đăng ký 2.258,99 triệu USD;

+ Trong các Khu công nghiệp tập trung: Thu hút 123 dự án FDI với tổng vốn

đăng ký 1.795 triệu USD, chiếm 79,5 % tổng vốn đầu tư đăng ký và 81,4% về số dự án đăng ký (trong đó có 01 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của Tập đoàn IGS – Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký 70 triệu USD). .

+ Ngoài các Khu công nghiệp tập trung: Thu hút 28 dự án FDI, 12 chi nhánh –

văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký 463,45 triệu USD

Với vị trí địa lý thuận lợi, phát triển tương đối đồng bộ của hệ thống các Khu công nghiệp, chính sách đầu tư thông thoáng và cởi mở. Bắc Ninh đã và đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, một bằng chứng có thể chứng minh rằng các tập đoàn công nghiệp lớn đã đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh, như: Canon, Nippon Steel, Seewell Nikon Seiki, Mitsuwa, Towada (Nhật Bản); Samsung (Hàn Quốc); Tập đoàn

Foxconn, Mitac, Sentec, Seiyo, I-Sheng, Henry (Đài Loan), Liwayway (Philippine), …Các dự án tập trung chủ yếu vào các ngành công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ cao và công nghiệp chế biến

+ Bắc Ninh đã thu hút được 14 dự án sử dụng nguồn vốn ODA, với tổng số vốn đầu tư là: 34.872.710 USD; 16.000.000 EURO và 1.208.100 Frăng Thuỵ sỹ (nguồn vốn ODA chiếm 82,33 %; vốn đối ứng trong nước chiếm 17,67 %). Trong đó, 10 dự án sử dụng vốn ODA đã hoàn thành và 04 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.

- Hoạt động đầu tư phát triển thực hiện khá, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển trên diện rộng và đầu tư chiều sâu.

- Thẩm định trên 900 dự án đầu tư xây dựng, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu của hơn 1000 gói thầu. Phối hợp với các ngành thẩm định trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ chế quản lý các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương

2. Những tồn tại và hạn chế

- Một số các dự án khác chậm triển khai hoặc gặp khó khăn không thể duy trì hoạt động đang được xem xét, giải thể trước thời hạn.

- Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch cao giữa người quản lý và người lao động; đây là điểm khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước. Sự phân hoá này nằm ngoài mong muốn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Một số chủ doanh nghiệp nước ngoài thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động, kẽ hở của chính sách, pháp luật Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; thậm chí còn có hành động đối xử xúc phạm với người lao động… làm ảnh hưởng đến sản xuất và quan hệ hợp tác.

- Tỷ lệ giải ngân của các dự án so với tổng vốn đầu tư còn thấp, do trong 6 tháng đầu năm 2008 vốn đầu tư đăng ký tăng nhanh đạt 1.136 triệu USD nên các dự án cấp mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa kịp giải ngân .

- Hoạt động quản lý đấu thầu còn lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả. Công tác chuẩn bị, đánh giá kết quả đấu thầu còn chưa chuyên nghiệp. Tính cạnh tranh trong đấu thầu còn thấp, thông tin về đấu thầu còn mù mờ chưa rõ ràng

- Môi trường đầu tư của tỉnh tuy được cải thiện nhưng so với các tỉnh khác thì tiến bộ bứt phá đạt được còn chậm.

- Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương chưa phát huy tính chủ động của mình.

- Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng về hình thức; một phần là do chưa có nguồn kinh phí thường xuyên dành cho công tác xúc tiến đầu tư.

- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đầu tư còn mỏng; chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác vận động xúc tiến thu hút đầu tư của tỉnh.

Phần III.: giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của sở kế hoạch và

đầu tư Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w