Quan điểm 1

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử tại công ty tnhh giải pháp trực tuyến (Trang 55 - 57)

kinh tế thế giới cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát triển kinh tế đang là công cụ hữu hiệu nhất của mõi quốc gia hiện nay và cả Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Bằng chứng là rất nhiều trang website ra đời, những sàn giao dịch, mua bán…ra đời.

3.1.2 Quan điểm 2: Phát triển TMĐT sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy

thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp DN mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế thương mại quốc tế. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi DN phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, TMĐT là một công cụ quan trọng được DN quan tâm triển khai ứng dụng. Đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình

45

của các cam kết quốc tế, hàng hoá và DN cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp DN nắm bắt được các cơ hội mới.

3.1.3 Quan điểm 3: Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự phát

triển TMĐT là người bán, người mua, người ứng dụng và phát triển công nghệ lớn nhất. Chính DN sẽ tự quyết định có tham gia TMĐT hay không, tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao, v.v... Nói cách khác, DN là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát TMĐT.

Mặc dù DN là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát triển TMĐT nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển TMĐT, xây dựng khung khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, v.v...

Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, v.v... Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì TMĐT cũng rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ.

Chúng ta có thể dẫn ra một số những bất lợi cho doanh nghiệp khi không có website và không tham gia phương thức kinh doanh TMĐT.

Khó tiếp cận được thị trường thế giới rộng với chi phí nhỏ.

Không cung cấp được đầy đủ thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Không giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho khách hàng chọn hàng, đặt hàng.

46

Marketing bị giới hạn phạm vi địa lý. Không truyền tải được nhiều thông tin, thời lượng. Không dễ dàng theo dõi hiệu quả, nhận tương tác của khách hàng. Chi phí marketing rất cao chi phí in ấn, gửi tài liệu, liên lạc qua phone, fax... đặc biệt là khi người nhận ở xa (liên tỉnh, quốc tế) vv...

Bộ mặt DN, lợi thế cạnh tranh:Khi đối thủ cạnh tranh có website mà doanh nghiệp không có thì doanh nghiệp khó giữ khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới. Tính chuyên nghiệp trong thời đại Toàn cầu hóa, Kỹ thuật số, Thông tin, Kinh tế Tri thức... Một doanh nghiệp không có website ắt hẳn không theo kịp thời đại, không chuyên nghiệp đó là những gì mọi người nghĩ và tin như thế.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử tại công ty tnhh giải pháp trực tuyến (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)