điện tử
Để đánh giá mức độ sẵn sàng cho việc phát triển TMĐT trong DN, ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể bao gồm: tổng số máy tính sử dụng trong DN, đào tạo CNTT và TMĐT, hạ tầng viễn thông và Internet, mục đích của việc sử dụng Internet trong DN, mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ. Những chỉ tiêu này có thể chưa nói lên toàn bộ mức độ sẵn sàng cho vấn đề phát triển TMĐT, nhưng cũng đã phần nào phản ánh được bức tranh tổng thể về việc chuẩn bị phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến.
Trước hết, có thể thấy Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là một DN có quy mô nhỏ. DN có tổng số lao động là 28 người. Tuy vậy, tình hình đầu tư mua sắm máy tính tại DN là rất khả quan. Gần như mỗi một lao động của DN được trang bị một máy tính phục vụ trong công việc hàng ngày của mình. Có thể thấy điều kiện hạ tầng tối thiểu cho vấn đề phát triển TMĐT ở DN đã được xác lập.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của phương thức kinh doanh TMĐT đối với hoạt động của mình, DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TMĐT. Trong các phương thức đào tạo phổ biến hiện nay, thì hình thức đào tạo tại chỗ được DN lựa chọn và áp dụng để đào tạo thêm trình độ CNTT và TMĐT cho các nhân viên của mình.
Về hạ tầng viễn thông và Internet, DN đã sử dụng điện thoại, máy fax và song song với đó DN cũng sử dụng kết nối Internet với hình thức truy cập bằng đường truyền ADSL trong các hoạt động hàng ngày của công ty mình.
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong DN chúng ta cũng có thể xem xét mức độ ứng dụng CNTT và viễn thông ở DN như việc
27
sử dụng các mạng nội bộ. Doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN, để kết nối các máy tính trong phạm vi công ty từ đó các phòng ban, các cán bộ công nhân viên của công ty có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số các thiết bị khác phục vụ hoạt động tác nghiệp của các nhân viên.
Về mục đích sử dụng Internet của DN, doanh nghiệp dùng Internet chủ yếu là phục vụ các hoạt động: tìm kiếm thông tin, trao đổi thư điện tử với khách hàng, và mục đích quan trọng nhất đó là giao dịch với khách hàng nhằm ký kết các hợp đồng mua bán dịch vụ web của DN mình. Có thể thấy DN đã biết khai thác nhiều lợi thế của Internet. Kết nối Internet giúp cho DN tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành dịch vụ du lịch, tìm các thông tin quảng cáo hoặc chủ động quảng bá hình ảnh của DN. Doanh nghiệp đã có website, việc kết nối Internet cũng là điều bắt buộc để DN cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết nối Internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để DN liên lạc với khách hàng, với các đối tác của mình thông qua thư điện tử hoặc các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác.
Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng TMĐT đã được xác lập ở DN. Những hoạt động này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là khá cao. Thương mại điện tử có thể ứng dụng và phát triển ở mức độ cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ DN.
Một vấn đề khác cần nói đến ở đây có vai trò quyết định tới sự sẵn sàng ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh TMĐT trong DN đó là các trở ngại đối với việc sử dụng Internet của DN. Đó là vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, việc kết nối Internet còn chậm và không ổn định, chi phí đầu tư cho thiết bị mạng cũng là một trở ngại lớn.
28
Những thực tế trên cho thấy công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng CNTT và tham gia phương thức kinh doanh TMĐT, nhưng việc đề ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN vẫn còn nhiều lúng túng. Chính vì vậy thái độ của DN là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong hoạt động giao dịch TMĐT nói riêng.
2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp
2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp
Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks).
Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh...) và không giới hạn phạm vi. Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox,... Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA,...Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem.
29
Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh.
Hình 2.2. Trang chủ website www.esc.vn
Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server). Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân
ra 2 loại website: Website tĩnh và website động.
- Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website. Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl,..., quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,...
- Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. DN phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các
30
phần mềm như FrontPage, Dreamwaver,...) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này. Website của Công ty cũng là một dạng website tĩnh được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML.
Trước đây, chưa có một bộ tiêu chuẩn nào được định ra cho việc trình bày trang web dẫn đến những khó khăn như sự thiếu tương thích giữa các trình duyệt, không tương thích với các thiết bị truy cập khác không phải máy tính. Chính vì vậy, tổ chức W3C đã xây dựng Dự án chuẩn hóa Web (Web Standard) nhằm thiết lập một số chuẩn chung nhất cho các công nghệ, ngôn ngữ sử dụng trong việc thiết kế Web. Dự báo trong một tương lai gần, website sẽ trở nên thân thiện với người dùng khi có những tương tác tùy biến theo nhu cầu của mỗi người.
31
Hình 2.4. Trang shopping cart website www.esc.vn
Ngoài website, doanh nghiệp còn sử dụng linh hoạt các phương tiện điện tử khác như thư điện tử, fax, điện thoại để thực hiện giao dịch với khách hàng. Hầu hết các hợp đồng của doanh nghiệp với khách hàng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử này.
Tuy vậy, DN lại chưa chú trọng lắm đến đầu tư phát triển website theo chiều sâu. Website của doanh nghiệp nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng mà chưa có cơ chế nhận thông tin từ phía các khách hàng. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra việc thanh toán trực tuyến tại website đang gặp rất nhiều khó khăn về đường truyền mạng, đầu từ server còn hạn chế, chưa cập nhật thiết kế website phiên bản mới protal, website quá nhiều nội dung gây khó sử dụng cho người dùng. Vì vậy website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao.
32
Nhìn chung khâu thiết kế website của DN có 4 vấn đề có thể làm cho DN mất khách hàng như sau:
Thứ nhất: Kích cỡ website quá lớn
Nếu như phải mất từ 5 cho đến 7 giây để tải xuống website của DN thì DN nên đánh giá một cách khách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể DN truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ DN đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, DN thử tính đến trường hợp, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như của DN, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 5 đến 7 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy.
Thứ hai: Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡ
Đúng vậy, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho DN nguồn thu về tài chính. Nhưng hãy thử tưởng tượng, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì chắc rằng người khách viếng thăm website cũng không hề có chút cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá chú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác.
Thứ ba: Bố cục rắc rối, lằng nhằng
Trước khi DN xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Doanh nghiệp lên kế hoạch bao gồm danh
33
sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho độc giả dễ nhận thấy.
Cuối cùng: Lạm dụng trong quảng cáo website
Khi DN tiến hành quảng cáo cho website, DN thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như DN gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam.
Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, DN có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là việc tham gia sàn giao dịch điện tử của DN cũng chưa được triển khai. Trong bối cảnh, nguồn nhân lực cho triển khai TMĐT của DN còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn thì việc tham gia các sàn giao dịch TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và có hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của DN nhưng ngay cả giải pháp mang tính hiệu quả này vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát
34
triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho một DN có quy mô nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp phải sử dụng phương thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là phương thức kinh doanh thương mại điện tử.
Phát triển TMĐT là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của ban lãnh đạo công ty và các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển của DN những năm sau này. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Doanh nghiệp đã nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT hoàn toàn chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về: thương mại, CNTT và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại doanh nghiệp. Mặc dù định hướng đào tạo thêm nguồn nhân lực hoặc thiết lập phòng ban riêng về TMĐT được DN quan tâm đến, nguồn lực cho CNTT nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở DN nói riêng vẫn còn thiếu và yếu. Thực tế hiện nay, DN chưa
35
hề có một cán bộ chuyên trách về TMĐT mà chủ yếu mảng hoạt động TMĐT do cán bộ kiêm nhiệm phụ trách. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT ở công ty.
Khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức thương mại điện tử sẽ là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại của các nước phát triển. Nếu không được đầu tư kịp thời về nhân lực, thương mại điện tử vốn là một lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thế sẽ trở thành một rào cản nữa cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, đào tạo, bồi