i) Kể từ khi xuất hiện công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức đƣợc hình thành Số lƣợng công ty cổ phần đến nay là khá lớn nhƣng
3.2.7 Chính sách ƣu đãi thuế
Đối với tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh và hoạt động trên thị trường chứng khoán
Theo Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, trong đó nêu rõ:
Đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm: kinh doanh chứng khoán nhƣ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, lƣu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trƣờng của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo Thông tƣ 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 về hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó quy định:
- Áp dụng mức thuế suất 25%/năm đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm: dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trƣờng và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập
từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng chứng khoán là 25%. Đối với nhà đầu tư cá nhân
Từ 01/01/2010 thực hiện áp dụng mức thuế suất 20% trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc áp dụng mức thuế suất 0,1% trên giá trị chuyển nhƣợng chứng khoán từng lần.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Thực hiện áp dụng mức thuế suất nhƣ đối với các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc đối với trƣờng hợp là công ty quản lý quỹ, cá nhân nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đối với các Quỹ đầu tƣ: áp dụng thuế suất của thuế nhà thầu theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008. Mức thuế suất nhà thầu bao gồm Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên hình thức cụ thể mà các Quỹ đầu tƣ lựa chọn khi kê khai và nộp thuế.
Thực hiện áp dụng mức thuế suất 10% trên số tiền lãi đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi thực hiện đầu tƣ vào trái phiếu ở Việt Nam so với cách áp dụng cũ là 0,1% trên giá trị mệnh giá của trái phiếu.
Sửa đổi và bãi bỏ việc áp dụng đánh thuế đối với khoản lợi nhuận chuyển ra nƣớc ngoài.
Đối với các tổ chức niêm yết
Áp dụng mức ƣu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm kể từ khi niêm yết chứng khoán chƣa thực sự khuyến khích các CTCP tham gia niêm yết. Bởi lẽ để đƣợc niêm yết, các CTCP phải tốn kém chi phí cho quảng cáo và công khai thông tin, ngoài ra còn rất nhiều chi phí khác phát sinh thêm do thực hiện niêm yết.
Nhƣ ta đã nói trong chƣơng 1, chi phí nợ vay sau thuế đƣợc xác định bằng công thức sau:
Kd (1-T) = e (1 - T)
Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (ký hiệu là T) giảm, (1 – T) sẽ tăng, giả sử với lãi suất (e) giữ nguyên (=const) thì chi phí nợ vay sau thuế vẫn tăng lên. Đây là yếu tố làm tăng tƣơng đối chi phí vốn của nợ vay sau thuế so với chi phí vốn cổ phần.
Ngành kinh doanh chứng khoán đƣợc coi là một ngành kinh doanh có mức độ rủi ro lớn, nhƣng lại có tác dụng rất lớn tới việc dẫn vốn và huy động vốn cho nền kinh tế. Do vậy, việc xây dựng và xác định mức thuế suất cũng nhƣ những chính sách thuế ƣu đãi đối với các đối tƣợng tham gia trên thị trƣờng này là rất cần thiết. Để khuyến khích hơn nữa các tổ chức, Quỹ đầu tƣ, tham gia bình ổn thị trƣờng, các cá nhân tham gia đầu tƣ, Chính phủ và UBCKNN cần có chính sách ƣu đãi về thuế đối với giao dịch tham gia bình ổn thị trƣờng. Đây chính là một trong yếu tố giúp thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam đƣợc vận hành theo đúng quy luật của nó, thực hiện chức năng dẫn vốn cho nền kinh tế, từ đó giảm bớt sức ép về vốn lên hệ thống NHTM.
3.2.8 Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành chứng khoán
Nhƣ ta đã phân tích trong chƣơng 1, tình trạng thông tin không cân xứng có ảnh hƣởng quan trọng đến việc huy động vốn của CTCP trên TTCK, kể cả những công ty niêm yết và các công ty sắp niêm yết.
Hiện tƣợng thông tin không cân xứng luôn tồn tại, nó đƣợc trình bày trong bài báo nổi tiếng của George Ackerloff và đƣợc gọi là “vấn đề những quả chanh” – the lemons problem.
Theo quan điểm của Frederic S.Mishkin đƣợc trình bày trong cuốn “The Economics of Money, banking, and financial Markets”, có hai giải pháp cho vấn đề lựa chịn đối nghịch là “tự sản xuất và bán thông tin” và “điều hành của Chính phủ để làm tăng thông tin”. Theo cách giải quyết của ông, cần đƣa ra các thông tin có tác dụng giảm bớt tính thông tin không cân xứng và cho phép các nhà đầu tƣ có thông tin đầy đủ hơn về công ty niêm yết. Một cách hiệu quả nhất là thành lập các công ty thu thập và đƣa ra thông tin.
Ngoài ra, các trung gian tài chính mà quan trọng nhất là các ngân hàng thƣơng mại hoàn toàn có thể là một chuyên gia trong việc tạo ra thông tin chính xác về các công ty (thông qua các quan hệ tín dụng), từ đó làm giảm bớt các lựa chọn đối nghịch.
Vì vậy, việc thành lập các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các công ty niêm yết là rất cần thiết để giảm tác động của hiện tƣợng thông tin không cân xứng.
Chính phủ cũng cần nhanh chóng ban hành qui chế công bố thông tin đối với các công ty niêm yết.