Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh khi phát hành chứng khoán so với vay NHTM

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 62)

c. Phát hành cổ phiếu mớ

2.3.7 Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh khi phát hành chứng khoán so với vay NHTM

khoán so với vay NHTM

Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam 2005-2009

Đơn vị tính: (%) Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 BIDV 42.00 43.50 39.80 40.50 39.65 AGRIBANK 43.60 43.00 40.00 41.12 39.70 Vietcombank 37.40 41.90 47.00 47.40 47.90 Vietinbank 38.36 39.16 38.85 41.90 42.70 Trung bình 40.34 41.89 41.41 42.73 42.49

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán các ngân hàng từ 2005-2009)

Với số vốn huy động đƣợc trên thị trƣờng chứng khoán, CTCP nói chung và CTCP tập đoàn Hòa Phát nói riêng thực hiện đầu tƣ vào dự án của mình mà không phải chịu nhiều sự kiểm soát của nhà đầu tƣ. Báo cáo tài chính thƣờng kỳ, bản cáo bạch và báo cáo dự án khả thi của công ty cổ phần là những nội dung chính phải chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Nhƣng với vốn vay của các ngân hàng thƣơng mại, công ty phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt rất khó tiếp cận vốn trung - dài hạn, cụ thể qua xem bảng 2.9.

Qua số liệu bảng 2.8 ta thấy, tỷ trọng dƣ nợ trung bình của 04 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2005-2009 tăng chậm, từ mức 40,34% năm 2005 lên 42,49% năm 2009. Trong đó, hai NHTM lớn nhất là ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) lại có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng này. Điều này phản ánh phần nào sự quan hệ trái chiều, nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp là có thật, nhƣng khả năng đáp ứng của các NHTM lại gia tăng nhẹ. Chính điều này làm ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn của toàn bộ nền kinh tế và ảnh hƣởng tới mặt bằng chi phí vốn, các doanh nghiệp để có vốn trung và dài hạn phục vụ nhu cầu đầu tƣ của mình buộc phải cơ cấu từ vốn ngắn hạn sang vốn dài hạn. Điều này cũng bởi do yêu cầu và quy định về vốn vay ngắn hạn từ phía các NHTM dễ dàng hơn đối với vốn vay trung và dài hạn. Việc cơ cấu nguồn vốn sai về mặt nguyên tắc đã dẫn tới rủi ro cho cả phía đi vay và ngƣời cho vay và có nguy cơ hiệu ứng dây truyền nếu cơ cấu vốn của một doanh nghiệp hoặc nhóm ngành nào đó mất cân đối.

Khi công ty đã tiếp cận đƣợc vốn tín dụng của NHTM, mọi quyết định quan trọng liên quan đến số vốn vay đƣợc của ngân hàng đều có sự tham gia của đại diện ngân hàng. Mặt khác,bản thân các ngân hàng thƣơng mại cũng gặp phải vấn đề về cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn huy động, cụ thể vốn huy động trung và dài hạn thƣờng ít hơn vốn huy động ngắn hạn, điều đó làm suy giảm mức cung vốn trung - dài hạn của hệ thống NHTM, xem bảng 2.9.

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn huy động của một số NHTM 2006-2010

Đơn vị: 1000 tỷ đồng

Ngân hàng Loại

hình

2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Đầu tƣ và phát triển Không kỳ hạn 29,310 28.11 42,672 32.15 44,937 28.05 49,256 26.77 49,986 20.64 Có kỳ hạn 74,954 71.89 90,047 67.85 115,267 71.95 134,708 73.23 192,160 79.36 Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Không kỳ hạn 46,764 20.90 49,482 21.30 72,086 21.40 88,491 24.11 96,455 24.63 Có kỳ hạn 176,986 79.10 182,828 78.70 264,764 78.60 278,504 75.89 295,214 75.37 Vietcombank Không kỳ hạn 47,981 43.89 72,646 52.91 52,456 34.16 47,256 28.76 97,387 47.56 Có kỳ hạn 61,349 56.11 64,666 47.09 101,118 65.84 117,061 71.24 107,369 52.44 Vietinbank Không kỳ hạn 24,432 24.99 29,354 26.06 25,714 21.78 35,584 25.15 40,594 20.62 Có kỳ hạn 73,338 75.01 83,300 73.94 92,359 78.22 105,915 74.85 156,244 79.38

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán các ngân hàng từ 2006-2009)

Theo số liệu báo cáo kiểm toán của 4 NHTM lớn nhất Việt Nam cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi huy động của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo sự phân loại và tổng hợp từ các NHTM này cho thấy tiền gửi có kỳ hạn ở đây bao gồm cả kỳ hạn

< 12 tháng và ngay bản thân các ngân hàng cũng ít khi thực hiện công bố công khai số liệu này chi tiết theo từng loại kỳ hạn. Trên thực tế, loại hình huy động có kỳ hạn dƣới 12 tháng đƣợc ƣa chuộng nhất bởi tính linh hoạt đối với sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng sẽ giúp các chủ thể tối đa đƣợc lợi nhuận tiền gửi. Thông thƣờng chiếm từ 80-82% tổng huy động có kỳ hạn của các ngân hàng. Đối với loại huy động kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức từ 12-14% tổng huy động có kỳ hạn của các ngân hàng. Nguồn huy động dài hạn của các ngân hàng này chủ yếu đến từ vốn vay Chính phủ và phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ. Do vậy, nguồn tài trợ

cho trung và dài hạn của các NHTM là khá hạn hẹp và điều này lý giải về tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua của hệ thống NHTM Việt Nam còn thấp.

Ƣu điểm của việc vay vốn ngân hàng là công ty chỉ “phải chịu trách nhiệm” với duy nhất ngân hàng cho vay, khác với hình thức huy động trên thị trƣờng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), công ty phải chịu sức ép trƣớc đông đảo các nhà đầu tƣ. Đây chính là một trong các yếu tố làm các CTCP “e ngại” khi tham gia huy động vốn trên này.

2.3.8 Chi phí giao dịch trên TTCK

Bộ Tài chính đã qui định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động của TTCK tại Quyết định số 127/1999/QĐ-BTC ngày 22/10/1999. Tại thời kỳ đầu, giai đoạn mới đi vào hoạt động, do số lƣợng giao dịch trên TTCK hiện tại còn ít, nên mức chi phí giao dịch tƣơng đối cao và không hợp lí. Khi thị trƣờng phát triển bùng nổ và đặc biệt khi có sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán – đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán thì việc canh tranh giữa các công ty đã thiết lập ra mặt bằng phí giao dịch thấp hơn và thu hút đƣợc khá nhiều các nhà đầu tƣ. Và vấn đề mức phí giao dịch cũng đƣợc coi là có tác động khá lớn đến sự tham gia của các nhà đầu tƣ trong điều kiện giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 62)