III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT
3.3.1 Đặc trưng của nguồn gây ô nhiễm
3.3.1.1 Đặc trưng của nguồn gây ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm bụi tinh bột: Dựa vào hệ số ô nhiễm do tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) xây dựng, dựa vào công suất và định mức tiêu thụ nguyên liệu có thể ước tính tải lượng ô nhiễm buiị do bột sắn trong quá trình sản xuất của nhà máy như bảng sau:
Sản xuất tinh bột sắn
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn S.P)
Công suất (tấn/ngày)
Tải lượng (kg/ngày)
Có xử lý 0.01 60 0.6
Không xử lý 4.0 60 240
Như vậy, nếu lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý bụi sẽ hạn chế được 99.75% lượng bụi sinh ra trong quá trình sản xuất, mặt khác bụi tinh bột sắn là sản phẩm hàng hóa nên nhà máy tìm mọi cách thu gom để thu được sản phẩm nhiều nhất.
- Ô nhiễm do dầu đốt FO:
- Theo đề cương xây dựng nhà máy sẽ dùng dầu FO để đốt lò tạo không khí nóng cho tháp sấy tinh bột qua cloriphe. Định mức tiêu hao dầu là 50lít/năm.
Bảng dự tính tải lượng ô nhiễm do dầu đốt FO ( do CTTP và ĐTCN cung cấp, trên cơ sở số liệu hiện trạng của nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam sau 1 năm hoạt động)
Chất ô nhiễm Tải lượng do đốt dầu (kg/năm)
Bụi 5000 SO2 62.000 SO3 790 NOx 7900 CO 700 THC 181
Tính toán lượng khí thải .
Dựa trên số liệu về thành phần dầu FO và công thức tính lượng không khí theo lý thuyết có thể xác định lượng khí thải của quá trình đốt dầu lượng không khí cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu Folà 11.3 m3. Khi đốt, khối lượng không khí dư là 30% và nhiệt độ khí thải là 473oK thì lượng khí thải thực tế sẽ là 37,15 m3 khí thải/ kg dầu FO. Do lượng dầu FO tiêu thụ: 112,7 lít/ngày, nên lưu lượng khí thải xấp xỉ 82712.21 m3/ngày, tương đương với 3446,3 m3 khí thải dầu FO/giờ. Trong khi ở nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam khoảng 7000m3/giờ, lớn hơn nhà máy này 2,03 lần (1).
Dựa vào tải lượng ô nhiễm và lưu lượng khí ta có thể tính được nồng độ các chât ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu như bảng sau:
Bảng dự tính nồng độ chât ô nhiễm môi trường từ khí đốt dầu FO (Theo số liệu của nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam)
Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/m3) TCVN 5939- 1995 (mg/m3) TCVN 6993-2001 (mg/m3) Công nghệ cấp A
Bụi 95,51 400 SO2 716.01 (cao hơn 1.432-1.989 lần) 500 360 SO3 8.57 NOx 175.7 1000 720 CO 15.625 500 360 THC 4.1
Tính toán khí thải phát tán và phạm vi ảnh hưởng:
Qua thực tế nhiều nhà máy (Tây Ninh, Gia Lai, Quãng Ngãi, Bình Phước.. ) có cùng côpng suất, ông khói của khí thải có chiều cao 28m, đường kính của ống khói là 0,4m. Theo mô hình phát tan Gausian tính toán các chất ô nhiễm trong khí thải như sau:
Nồng độ khí thải tuyệt đối SO2 ứng với tốc độ gió thấp (0.5m/s) xấp xỉ là 3655 mg/m3.
Nồng độ cực đại mặt đất SO2 xấp xỉ là 0,361mg/m3 tại khoảng cách 150m từ ống khói theo cùng chiều gió.
Các chất ô nhiễm khác có nồng độ tại mặt đất nhỏ so với tiêu chuẩn. Như vậy, khí thải từ lò cung cấp nhiệt phát tán qua ống khói có độ cao 28m khi tới mặt đất đều thấp hơn tiêu chẩn chất lượng không khí cho phép.
- Tiếng ồn:
Hoạt động của máy nghiền, máy sàng, motor, quạt, xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm,... sẽ gây ra tiếng ồn tại khu vực sản xuất. Mức ồn của ác máy này có thể vượt quá 9dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và cộng đồng.
- Nước thải sản xuất: nước thải trong quá trình sản xuất được tính trung bình 20m3/ tấn thành phẩm. Công suất sản xuất của nhà máy là 60 tấn/ ngày. Như vậy khói lượng nước tahỉ sinh ra trong một ngày sản xuất là 1.200 m3/ ngày. Dựa vào hiện trạng nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam , dự kiến nước thải sản xuất của nhà máy này có độ pH khoảng 6-7 , COD cao khoảng 11000, BOD5 khoảng 6000 mg/l, TSS (tổng chất rắn lơ lửng) khoảng 4800 mg/l. Như vậy BOD5 vượt tiêu chuẩn 120 lần, TSS vượt tiêu chuẩn 48 lần.
Ngoài tra còn có các thành phần khác như xuyanua, photpho tổng số, Nitơ Kjeldahl tổng số, Total Colifrom... cũng có chỉ số lớn thường vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam.
- Nước thải sinh hoạt:
Lượng nước thải cảu cán bộ, công nhân viên trong nhà máy có chứa cặn bã (SS), các chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
Theo tính toán thống kêcủa nhiều quốc gia đang phát triển khối lượng chất ô nhiễm mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như bảng sau:
Bảng chỉ số bình quân ô nhiễm nước thải sinh hoạt:
Chất ô nhiễm Khối lượng (mg/người/ngày)
BOD5 45-54
COD 72-102
Chất rắn lơ lững 70-145
Tổng nitơ 6-12
Amôni 2.4-4.8
Tổng phospho 0.8-4
Nếu mỗi ngày 1 công nhân sử dụng 100 lít nước thì lượng nước thải sinh hoạt ra là 10 m3/ ngày và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được dự toán như bảng trên.