CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính tại vinamilk 2014 (Trang 43 - 44)

3.1: Nhận xét

Nhìn lại năm 2011, chúng ta thấy rằng Công ty Vinamilk có doanh số đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ (22.071 tỷ đồng) tăng 37.24%, nộp ngân sách nhà nước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2010. Đặc biệt, đáng khen ngợi bộ phận xuất nhập khẩu: năm 2011 kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 140 triệu đô la Mỹ, tăng 67,4%.

Kết quả kinh doanh cho thấy Vinamilk tiếp tục phát triển mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức. Doanh thu tiếp tục tăng cao 37.24%, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu nhưng vẫn đạt mức tăng 16,6%. Nếu loại trừ ảnh hưởng của các khoản lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế của năm 2011 vẫn tăng khá tốt mức 30%, trong bối cảnh Công ty phải đối mặt với những khó khăn chung của nền

Tiếp nối năm 2010, năm 2011 nền kinh tế Việt Nam lại tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao lên 18,58%, tăng trưởng GDP chậm lại, ước tính chỉ ở mức 5,89% so với mức năm 2010, mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống người dân. Ở môi trường nước ngoài, kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức với nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp.

Về đóng góp ngân sách: Trong năm Vinamilk đã nộp vào ngân sách nhà nước là 2.437 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với mức 1.987 tỷ đồng năm 2010, Vinamilk là một trong các công ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước trong các năm qua.

3.2: Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu ,chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau.Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính tại vinamilk 2014 (Trang 43 - 44)