Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,717 0.00 6,721 0.00 996 14

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính tại vinamilk 2014 (Trang 31 - 36)

Năm 2011 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế, với sản phẩm cung cấp cho số đông người tiêu dung, Vinamilk không tránh khỏi những khó khăn chung như lạm phát và sức mua thực tế của người tiêu dung bị ảnh hưởng.

Với nổ lực không mệt mỏi của toàn bộ hệ thống, donah thu của Vinamilk năm 2011 đã tăng 37.24% so với năm 2010. Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 thấp hơn năm 2010 (37.24% so với 48.6%). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm 2011 vẫn tăng cao hơn năm 2011 vẫn tăng cao hơn năm 2010. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5,990 tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 16,081 tỷ năm 2010 lên 22,071 tỷ đồng năm 2011. Mức tăng này cao hơn mức tăng 5,261 tỷ đồng của tổng doanh thu năm 2010 so với 2009.

Tuy nhiên, lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu. Năm 2011, giá nguyên liệu đầu vào nội địa lẫn nhập khẩu của Vinamilk tăng cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng không chỉ do giá thế giới tăng mà còn do tỷ giá USD/VND năm 2011 tăng 8.47% so với bình quân 2010. Giá nguyên vật liệu nội địa như giá đường cũng tăng mạnh, trong đó riêng giá đường bình quân tăng 20%. Trong khi đó, với mong muốn chia sẽ khó khăn với người tiêu dung, Vinamilk đã cố gắng hạn chế mức giá bán trong năm 2011, đặc biêt Vinamilk đã tham gia chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và người già. Điều này dẫn tới tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần của Công ty tăng từ 67.2% năm 2010 lên 69.5% năm 2011.

Để bù đắp lại phần nào mức tăng của các nguyên liệu đầu vào, Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể. Tỷ trọng các chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao trong tổng chi phí sản xuất năm 2011 là 5.6%, giảm so với 6.1% năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần của Vinamilk cũng giảm xuống chỉ còn 8.4% và 2.1% năm 2011, từ mức 9.1% và 2.5% trong năm 2010. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí không bù đắp hết mức tăng giá nguyên vật liệu nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 chỉ tăng 30.4% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động khác trong năm 2010 cũng cao hơn năm 2011 (609 tỷ đồng so với 237 tỷ đồng năm 2011) do năm 2010 có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản nhà máy cà phê. Một số khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hết thời hạn ưu đãi. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 16.6% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu năm 2011 giảm xuống mức 19.1%.

2.2.3.2: phân tích biến động về hoạt động kinh doanh

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010 với mức tăng là 5,989,091,307,180 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 37.24 %. Do vậy nên tuy rằng các khoản giảm trừ doanh thu doanh thu có tăng nhưng tăng 1 lượng nhỏ nên cũng không làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu thuần . Vậy nên, nhìn chung doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 5.874.562.893.684 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 37.29%. Điều này là hoàn toàn hợp lí do ta thấy rằng quy mô tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm của doanh nghiệp tăng và những hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng mang lại doanh thu đáng kể.

Giá vốn hàng bán năm 2011tăng 4,460,097,249,167 VNĐ so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 42.16% - tốc độ tăng này gấp hơn 1.1 lần tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn tăng cũng là điều hợp lí vì đây là phần chi phí tăng thêm để tọa ra phần doanh thu tăng thêm, nhưng ở đây giá vốn của hàng hóa, thành phẩm và BĐS tăng ít nhất gấp 1.5 lần năm trước do vậy mà tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 231,702,325,896 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 51.66 % nguyên nhân là do việc tăng lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và phần chênh lệch giá được hưởng.

Tuy nhiên thì chi phí hoạt động tài chính năm 2011 tăng 93,231,295,374 VNĐ so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 60.68% bởi việc trả lãi cho các khoản vay ngân hàng, phần chênh lệch tỉ giá thực hiện và chưa thực hiện và khoản trích lập cho đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn.

Chi phí bán hàng tăng 25.99%, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 18.37% tuy nhiên tốc đọ tăng này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Từ các chỉ tiêu trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1,107,923,360,855 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 30.42%.

Lợi nhuận khác giảm đáng kể 371,559,468,150 VNĐ tương ứng với tốc độ giảm chủ yếu là giảm thu từ thanh lí TSCĐ ngoài ra thì cũng giảm các nguồn thu từ thanh lí XDCBDD hay hỗ trợ từ nhà cung cấp.

Khoản lỗ trong liên kết liên doanh năm 2011 tăng 8,579,421,242 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 3.658,14% so với năm 2010 nguyên nhân phải kể đến ở đây là do mua hàng hóa dịch vụ trong dự án phát triển nguồn sữa tại Việt Nam liên kết với công ty ông ty TNHH Miraka 208,625,385,663 - Công ty Cổ phần Nguyên liệu Thực phẩm á Châu Sài Gòn và cho Công ty Cổ phần Nguyên liệu Thực phẩm á Châu Sài Gòn vay.

Do ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác do vậy mà tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 727,784,471,463đ tương ứng với tốc độ tăng 17,12% chủ yếu do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng mạnh.

Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2011 tăng 602,688,769,966 VNĐ tương ứng với tốc đọ tăng 16.67%.

2.2.4: Phân tích hiệu quả kinh doanh Công Ty Vinamilk năm 2010-2011 a.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu. a.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế 3,615,492,938,971

Tỷ suất sinh lợi(2010) = *100% = *100% = 23%

Doanh thu thuần 15,752,865,999,425

Nhận xét:Hệ số này nói lên rằng Công Ty đầu tư 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0.23 đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế 4,218,181,708,937

Tỷ suất sinh lợi(2011) = *100% = *100% = 20%

Doanh thu thuần 21,627,428,893,109

Nhận xét: Hệ số này nói lên rằng Công Ty đầu tư 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0.20 đồng lợi nhuận. So với năm 2010 thì năm 2011 giảm 0.03 hay 3% là do doanh thu năm 2o11 tăng nhanh đồng thời cũng kéo theo những chi phí tăng như chi phí hoạt động tài chính tăng

93,231,295,374 đồng, chi phí bán hàng tăng 373,728,441,757 đồng, chi phí quản ly tăng 71,284,872,427 đồng và thấy rõ nhất lả giá vốn hàng bán tăng 4,460,097,249,167 đồng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính tại vinamilk 2014 (Trang 31 - 36)