Hệ thống trạm gốc BTS:

Một phần của tài liệu công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào (Trang 31 - 35)

1. Chức năng:

1.2. Các tiềm năng.

Các tiềm năng của tạm gốc BTS gồm có các tiềm năng chung và tiềm năng riêng. Các tiềm năng chung biểu thị các tiềm năng chung của BTS được sử dụng cho lưu thông với các MS thuộc về một ô.

Chức năng này bao gồm các chức năng con sau: - Quảng bá thông tin của hệ thống.

- Tìm gọi.

- Yêu cầu kênh từ MS. - ấn định tức thời.

Tiềm năng riêng biểu thị tất cả các chức năng BTS được sử dụng cho thông tin với các MS thuộc về phần BTS phục vụ một ô.

Chức năng này bao gồm các chức năng con sau: - Đưa kênh vào hoạt động.

- Huỷ hoạt động kênh. - Khởi đầu mật mã. - Phát hiện chuyển giao.

1.3. Mã hoá và ghép kênh

Mã hoá và ghép kênh là chức năng lập khuôn dạng thông tin ở các kênh vật lý. Chức năng này bao gồm các chức năng con sau:

- Ghép kênh ở đường vô tuyến. Các kênh logic được ghép chung ở các kênh vật lý.

- Mã hoá và ghép xen kênh. Luồng bit được lập khuôn dạng cho từng khe thời gian ở kênh vật lý.

- Mật mã và giải mật mã. Tếng được mã hoá và giải mã bằng khoá mật mã. Mã hoá và giải mã được thực hiện ở các bit mang thông tin quan trọng. Khoá mật mã được tạo ra ở AUC và nạp vào TRX. Số ngẫu nhiên (RAND) được gửi đến MS để tạo ra khoá mật mã ở MS.

1.4. Điều khiển hệ thống con vô tuyến.

Điều khiển hệ thống con vô tuyến đmả bảo điều khiển các tiềm năng vô tuyến. Chức năn này bao gồm các chức năng con sau:

Đo chất lượng: Các phép đo chất lượng và cường độ tín hiệu được thực hiện ở tất cả các kênh riêng hoạt động trên đường lên (từ MS đến BTS). Các phép đo này được thực hiện trong thời gian hoạt động một kênh. Các kết quả đo từ MS về chất lượng đường xuống (từ BTS đến MS), cường độ tín hiệu và các mức tín hiệu của BTS xung quanh được gửi đi và xử lý ở BSC.

Đo đồng bộ thời gian: Một tín hiệu được phát đi từ BTS đến MS để định trước thời gian truyền dẫn đến BTS để bù trừ thời gian trễ gây ra do truyền sóng. TRX liên tục giám sát và cập nhật đồng bộ thời gian. Cùng với các số liệu đo cho đường lên, đồng bộ thời gian hiện thời cũng được báo cáo cho BSC.

Điều khiển công suất của BTS và MS: Công suất của BTS và MS được điều khiển từ BSC để giảm tối thiểu mức công suất phát để giảm nhiễu đồng kênh.

Phát: phát vô tuyến bao gồm nhẩy tần. Nhẩy tần được thực hiện bằng chuyển mạch bằng tần cơ sở với các máy phát khác nhau cho từng tần số.

Thu: Thu tín hiệu vô tuyến bao gồm cả cân bằng và phân tập.

Sự cố đường truyền vô tuyến : Sự cố được phát hiện và báo cáo cho BSC.

1. Cấu trúc BTS:

Thông thường BTS bao gồm các khối chức năng chính sau: - Giao tiếp thu phát ở xa (TRI).

- Hệ thống con thu phát (TRS). + Nhóm thu phát (TG).

+ Đầu cuối bảo dưỡng tại chỗ (LMT).

TRI là một chuyển mạch cho phép đầu nối mềm dẻo giữa BSC và TG. TRS bao gồm tất cả các thiết bị vô tuyến ở trạm.

TG là phần chứa tất cả các thiết bị vô tuyến nối chung dến một anten phát. LMT là giao tiếp người sử dụng với các chức năng khai thác và bảo dưỡng, nó có thể nối trực tiếp đến mọi TG hay quá TRI đến BSC.

Hình vẽ: Sơ đồ khối BTS. TRI TRS BTS LMT TG TG

2.1. Giao tiếp máy thu phát ở xa (TRI):

TRI lấy các khe thời gian ở mạch 2Mb/s dành cho các khối của BTS và gửi các khe còn lại đến BTS tiếp theo. Các cảnh báo ngoài (EA) và đầu cuối bảo dưỡng tại chỗ (LMT) được nối đến TRI.

Đường nối đến PCM 2Mb/s được nối đến các phiến đầu cuối tổng đài (ETB), một PCM/ETB. Khe thời gian được điều khiển được nối qua đầu cuối báo hiệu vùng (STR) để bộ xử lý vùng modul mở rộng (EMRP), LTM và cảnh báo ngoài. Các khe thời gian số liệu được rẽ tới TRX hay được nối đến một đường 2Mb/s mới đi tới BTS tiếp theo. Ba hay tám TRX có thể nối đến một đầu cuối truyền dẫn vô tuyến .

2.2. Hệ thống con máy thu phát (TRS):

Hệ thống con thu phát bao gồm tất cả các thiết bị vô tuyến ở trạm và gồm các phần chính sau:

- Nhóm thu phát (TG).

- Đầu cuối bảo dưỡng tại chỗ (LMT). * Máy thu phát (TRX)

Máy thu phát có thể phục vụ 8 máy song công toàn tốc. Mỗi máy TRX được xây dựng trên cơ sở 5 bộ phận:

- Bộ điều khiển TRX (TRXC). - Khối xử lý tín hiệu (SPU). - Máy phát vô tuyến (RTX). - Máy thu vô tuyến (RRX).

- Chuyển mạch băng tần cơ sở (RBX).

Bộ điều khiển TRXC:

TRXC là phần điều khiển của TRX. Cho báo hiệu có một đường nối 64 kb/s đến BSC và mỗi kênh tiếng/ số liệu có một đường nối 16 kb/s đến bộ chuyển đổi mã ở BSC. Bốn đường tiếng/ số liệu được nhóm chung thành một đường nối 64 kb/s (nghĩa là 3 đường nối 64 kb/s cho một TRXC ).

Điều khiển TG (TGC) là chức năng quản lý các chức năng điều khiển chung ở TG. Các chức năng điều khiển chung được phân bố ở toàn bộ TG nhưng được điều khiển bởi TGC. TGC là một chức năng phần mềm ở hai TRXC trong TG. Có hai TGC để dự phòng và sử dụng khe thời gian điều khiển cho TRX đẻ thông tin với BSC. Thông tin này bao gồm cả thông tin TRXT.

Khối xử lý tín hiệu (SPU):

SPU là phần xử lý tín hiệu của TRX. Mỗi SPU điều khiển hai khe thời gian.

Máy phát vô tuyến (RTX):

Máy phát RTX là phần để phát RTX bao gồm các chức năng để điều chỉnh tần số và cả một bộ khuyếch đại công suất. Vì khuyếch đại công suất được điều khiển từ xa nên có thể điều chỉnh công suất mà không cần đến trạm. Có ít nhất một RTX cho một TRX. Nếu không có nhẩy tần, mỗi RTX thuộc một TRX riêng. Nếu có nhảy tần thì có một

RTX cho một tần số nhảy và số RTX có thể lớn hơn số TRX. Khi đó RTX thuộc các TRX khác nhau cho mỗi khe thời gian.

Máy thu vô tuyến (RRX):

Máy thu vô tuyến (RRX) là phần vô tuyến để thu. RRX bao gồm cả một chức năng phân tập để bù trừ ảnh hưởng của phading. Mỗi RRX trực thuộc một TRX riêng.

Chuyển mạch băng tần cơ sở(RBX)

Khi BTS có nhẩy tần, TRX sẽ được bổ xung chuyển mạch băng tần cơ sở (BBX) giữa TRXC và RTX chuyển mạch này nối từng cụm tín hiệu từ TRXC đến RTX hiện thờu theo trình tự nhẩy.

* Đầu cuối bảo dưỡng tại chỗ (LMT):

Đầu cuối bảo dưỡng tại chỗ (LMT) là giao tiếp người - máy với TG cho các chức năng khai thác và bảo dưỡng. Có thể nối LMT đến BSC để đạt được các chức năng O & M ở BSC.

2.3. Bộ đổi nguồn:

Có thể nuôi BTS bằng các điện áp danh định sau: + 24 V DC.

230 V AC. -(48÷60) V DC.

+24 V DC được phân bố bên trong tủ máy. Nếu nguồn vào không phải là +24VDC thì cần một bộ biến đổi để chuyển đổi nguồn vào thành +24V. Giải pháp tốt nhất cho các trạm không có nguồn DClà bộ biến đổi 230 V AC/24 VDC lắp ở tủ máy vô tuyến hay acquy đệm bên ngoài với thời gian duy trì ít nhất là 15 phút. ở các trạm có -48 VDC hay – 60 VDC, bộ biến đổi -(48÷60) VDC/24 VDC được lắp ở tủ máy biến đổi

nguồn.

3. Các dặc tính:

III.1. Tính tin cậy:

Tính modul và chất lượng sản phẩm cao đảm bảo mức độ tin cạy cao. Để tăng khả năng sẵn sàng của BTS đến cực đại, tất cả các phần quan trọng được dự phòng. Tất cả các kênh ở BTS được trang bị như nhau. Nếu một sự cố xảy ra ở kênh điều khiển, một TRX khác sẽ tự động đảm nhiệm kênh điều khiển.

III.2. Tính bảo dưỡng.

Hệ thống khai thác và hõ trợ tìm ra các sự cố xảy ra ở thiết bị. Các khối sự cố được định vị để có thể thay thế tại chỗ. Điều này cùng với ý niệm thay đổi nhanh các modul như các hộp máy, các khối của hộp máy đã giữ cho công việc bảo dưỡng sửa chữa và nhờ vậy giá thành ở mức tối thiểu.

Tính bảo dưỡng cũng được tăng bằng cách đánh số các khối hợp lý và rõ ràng. Bảo dưỡng phòng ngừa được giữ ở mức tối thiểu nhờ việc hệ thống có giám sát tự động.

Một phần của tài liệu công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w