Các mã hiệu chỉnh lỗi:

Một phần của tài liệu công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào (Trang 25 - 27)

IV. Điều khiển lỗi:

2. Các mã hiệu chỉnh lỗi:

hiện nay, có hai loại mã khác nhau thường được sử dụng: mã khối và mã xoắn. Dưới đây ta xét cơ sở từng loại mã.

2.1. Mã khối:

Bộ mã hoá cho một mã khối phân chia khối thông tin thành khối bản tin, mỗi khối có k bit thông tin. Một khối bản tin được biểu diễn bằng tập hợp k nhị phân

) ,... ,

(γ1 γ2 γk

γ = gọi là một bản tin (thông tin mã hoá khối sử dụng ký hiệu có ngiã là một

bản tin k bit htay cho toàn bộ chuỗi thông tin ). Có thể có tất cả 2k bản tin khác nhau. Bộ mã hoá chuyển đổi độc lập từng bản tin γ thành một tập hợp W =(W1,W2,....,WK)của các

ký hiệu riêng rẽ gọi là một từ mã (ở mã hoá khối sử dụng ký hiệu W có ngiã là một khối n ký hiệu thay cho toàn bộ chuỗi đã mã hoá ). Vì thế tương ứng với 2k bản tin có thể khác nhau, thì có 2k từ mã có thể có khác nhau tại đầu ra mỗi bộ mã hoá. Tập hợp 2k từ mã có độ dài n được gọi là một mã khối (n,k). Tỷ số R=k/n gọi là tỷ số mã, và có thể được hiểu như số các bit thông tin đưa vào bộ mã hoá trên một ký hiệu được phát đi. Vì từ mã đầu ra n ký hiệu chỉ phụ thuộc tương ứng vào bản tin k bit đầu vào, nên bộ mã hoá cần ít bộ nhớ và có thể được thực hiện nhờ một mạch logic tổ hợp. Đối với mã hệ thống k bit trong số W là chính xác như bản tin. Hình vẽ sau mô tả quá trình này.

Bit thông tin Bit kiểm tra

Các bit thông tin Các bit kiểm tra

Bit thông tin Hiệu chỉnh

Vị trí lỗi Bit kiểm tra được thêm vào

các bit thông tin ở hướng phát

Hướng thu xác định vị trí các lỗi từ các bit kiểm tra/ bit thông

tin

Hình vẽ: nguyên lý mã hiệu chỉnh lỗi. 2.2. Mã xoắn:

Bộ mã hoá của mã xoắn cũng nhận các khối k bit của chuỗi thông tin và cho ra một chuỗi mã hoá (từ mã) Wcủa các khối n ký hiệu (trong mã hoá xoắn, các ký hiệu v và

W thường được sử dụng để chỉ các khối hơn là cho một ký hiệu đơn ). Tuy nhiên, mỗi khối được mã hoá không chỉ phụ thuộc vào các khối bản tin k bit tương ứng trong cùng một đơn vị thời gian, mà còn phụ thuộc vào m khối bộ tin tức trước đó. Vì thế bộ mã hoá có m bộ nhớ. Tập hợp chuỗi đã mã hoá tạo ra từ bộ mã hoá k đầu vào, n đầu ra và m bộ nhớ được gọi là một mã xoắn (n, k, m). Tỷ số R = k/n gọi là tỷ số mã. Vì bộ mã hoá chứa cả bộ nhớ, nên nó phải thực hiện nhờ một mạch logic tương tự.

Trong mã xoắn nhị phân, các bit được bổ xung để chống lại tạp âm kênh có thể được cộng thêm vào chuỗi thông tin k < n hoặc R < 1. Thông thường k và n là các số nguyên nhỏ và phần bổ xung được thêm vào bằng cách tăng bộ nhớ m của bộ mã hóa khi vẫn giữ nguyên k và n, do vậy tỷ số mã R cố định. Sử dụng bộ nhớ như thế nào để đạt được truyền dẫn đảm bảo tin cậy trên một kênh có tạp âm là một vấn đề quan trọng khi thiết kế bộ mã hoá. Hình vẽ sau đây đưa ra một ví dụ về bộ mã xoắn nhị phân có k=1, n = 2, m = 2.

Hình vẽ: Bộ mã hoá xoắn nhị phân.

Để minh hoạ các từ mã được tạo ra như thế nào, ta xét chuỗi thông tin

U U

Thanh ghi dịch

γ = [1101000] , trong đớ các bit bên trái vào bộ mã hoá trước. áp dụng quy tắc

cộng modul 2, giả sử rằng các bộ ghép kênh lấy bit thứ nhất được mã hoá từ đầu ra bên trên, khi đó có thể dễ dàng nhận thấy rằng các chuỗi mã hoá là:

W = [11,10,10,00,01,11,00,00,00…]

CHƯƠNG III : Hệ thống thu phát

I. hệ thống Điều khiển trạm gốc bsc:

Một phần của tài liệu công nghệ FDMA, TDMA với CDMA ứng dụng trong thông tin di động tế bào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w