Phân tích bài toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ thuật biểu diễn trạng thái khuôn mặt (Trang 57 - 58)

Quá trình hoạt hóa khuôn mặt thể hiện cảm xúc trên cơ sở khuôn mặt bình thƣờng. Do vậy việc đầu tiên là phải xây dựng một mô hình thể hiện khuôn mặt, mà ở đó chƣa có sự hoạt hóa của các thành phần. Quá trình này chúng ta có thể xây dựng dựa vào các công cụ đồ họa. Trong mô hình đã xây dựng cần xác định các đối tƣợng dùng để hoạt hóa khuôn mặt. Thực chất của quá trình hoạt hóa mặt, đó là hoặt hóa các thành phần mô phỏng khuôn mặt. Nhƣ đã đề cập ở các chƣơng tìm hiểu ở trên, chúng ta sẽ áp dụng để xây dựng khung hình cho mặt, morphing tạo mô phỏng 3D, quá trình hoạt hóa khuôn mặt là quá trình biến đổi các khung hình phù hợp theo thời gian, cách làm này cho phép chúng ta tạo nên những thể hiện đa dạng trong cùng một trạng thái cảm xúc, quá trình quan sát và biến đổi sẽ thực tế hơn. Quá trình hoạt hóa mặt đƣợc biến đổi từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái đích, đứng trên một phƣơng diện nào đó thì các trạng thái làm trơn đều có thể coi là trạng thái đích vì nó phù hợp với đa dạng nét mặt trong thực tế. Ở đây chúng ta quy định trạng thái đích là trạng thái thể hiện rõ cho cảm xúc đang mô tả, có nghĩa là sự hoạt hóa của thành phần đặt trƣng là đủ lớn. Có thể nói chúng ta sẽ thể hiện trạng thái cảm xúc khuôn mặt chỉ ở những vùng đặc trƣng cơ bản nhất của khuôn mặt. Bài toán biểu diễn trạng thái khuôn mặt bao gồm những vấn đề chính đó là:

Bƣớc 1: Xây dựng mô hình hóa khuôn mặt bằng mô hình 3D;

Bƣớc 2: Hoạt hóa khuôn mặt thể hiện trạng thái biểu cảm, bằng các cử động của vùng đặc trƣng.

Nhƣ vậy đầu vào của bài toán là mô hình khuôn mặt 3D chƣơng trình có nhiệm vụ tác động lên mô hình này để tạo nên sự hoạt ảnh 3D thể hiện đƣợc nét mặt dựa trên những đặt trƣng rõ nhất của cảm xúc nét mặt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số kỹ thuật biểu diễn trạng thái khuôn mặt (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)