Điều kiện chìm/nổi của một vật

Một phần của tài liệu CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (Trang 116 - 117)

III. Tiến trình hoạt động dạy học Nội dung kiến

2. Điều kiện chìm/nổi của một vật

- Khi bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng, nếu lực đẩy Ác si mét nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chìm trong chất lỏng, nếu lực đẩy Ác si mét lớn hơn trọng lực thì vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng.

- Khi đã nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác si mét (Độ lớn chỉ còn bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ) cân bằng với trọng lực tác dụng lên vật.

- Trường hợp đặc biệt, nếu khi vật bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng mà lực đẩy Ác si mét đúng bằng trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng. Khi đó, trọng lượng riêng của chất làm vật đúng bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.

- Từ đó suy ra:

Khi dv > dcl thì vật chìm Khi dv < dcl thì vật nổi Khi dv = dcl thì vật lơ lửng Giáo viên phát cho học sinh phiếu tổng kết kiến thức. Giao cho học sinh tiếp tục đề xuất phương án thí nghiệm để nghiệm lại công thức tính lực đẩy Ác si mét và tìm cách làm cho quả bóng bàn lơ lửng trong nước.

Nhận các phiếu tổng kết kiến thức và dán vào vở thí nghiệm.

Đề xuất phương án thí nghiệm và chuẩn bị cho buổi thực hành tiếp theo.

Bài 13: ÁP SUẤT I. Mục tiêu bài học

Kiến thức: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. Kĩ năng: Vận dụng công thức p F.

S

=

II. Thiết bị dạy học

- Thí nghiệm 1: Dụng cụ: hai quả cân (m1 > m2), thước nhựa mảnh (hay thanh thép mỏng, mềm, dẻo có thể uốn cong được), hai giá kê.

- Thí nghiệm 2: Một màng cao su (bong bay), một chén (ly) uống nước, hai (ba) quả nặng hình trụ có khối lượng bằng nhau nhưng diện tích đáy khác nhau.

- Văn phòng phẩm: Giấy Ao, bút viết, băng dính bảng,…

Một phần của tài liệu CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (Trang 116 - 117)