Các biện pháp quản lý hoạt động dạy – học:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý họạt động dạy - học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở Lê Lợi huyện Gì Dầu, tỉnh Tây Ninh (Trang 31 - 38)

- Tiếp tục kiện toàn ,xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2012 Cụ thểlà thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia

4.1.Các biện pháp quản lý hoạt động dạy – học:

Biện pháp 1 : Phải nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng về quản lí họat động dạy và học:

Dạy học và giáo dục là họat động trung tâm của nhà trường. Mọi họat động và đa dạng phức tạp khác đều hướng vào mục tiêu dạy học và giáo dục. Họat động dạy học phải nhằm mục đích tạo ra bằng được những họat động học tập của học sinh,nâng cao giáo dục toàn diện , giáo dục nhân cách ,đạo đức ,lối sống cho học sinh..Vì vậy ,muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở nhà trường phổ thông thì người hiệu trưởng cần phải hoàn thiện họat động dạy của giáo

viên,chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện laị các thông tin.Để thực hiện tốt cần tổ chức bồi

dưỡng giáo viên về năng lực chuyên môn,phương pháp giảng dạy thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do tổ chuyên môn tổ chức,thao giảng, dự giờ.

Đối tượng lao động là con người . Vì vậy, để thực hiện tốt quản lí họat động dạy học người hiệu trưởng phải tính đến nét đặc trưng của lứa tuổi học sinh, từ đó mới tổ chức có hiệu quả các họat động của nhà trường.Hiệu trưởng phải tác động đối với giáo viên về vai trò, ý thức trách nhiệm của nhà sư phạm,tình yêu nghề nghiệp thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, tọa đàm

Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch dạy và học năm học:

.Cần có sự điều tra cơ bản ,xác định tình hình đầu năm,thực trạng các năm trước một cách chính xác ,đúng thực tế . Từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch một cách đúng đắn ,chính xác với những mục tiêu phù hợp thực tế nhà trường

. Phân chia thời gian thực hiện cụ thể ,phù hợp với thời lượng công việc . Có sơ kết ,tổng kết đánh giá kịp thời các công việc theo từng thời điểm

Biện pháp 3 : Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học:

. Kế hoạch chuyên môn nhà trường cần thực hiện đúng theo các bước : Điều tra cơ bản ,xác định tình hình đầu năm về giáo viên ,học sinh, thống kê chất lượng dạy học năm học trước, kết quả thi lại,thống kê sách giáo khoa, các phương tiện phục vụ dạy học ( Hiệu trưởng cần phân công cụ thể từng thành viên có trách nhiệm,điều tra xác định nắm thông tin chính xác, độ tin cậy cao) → xây dựng kế hoạch trên cơ sở điều tra và phải phù hợp thực tế . Đồng thời qua đó phân tích ,nhận định các hiệu quả đạt được ,những mặt tồn tại ,yếu kém, nguyên nhân thành công và chưa thành công. Từ đó đề ra mục tiêu và biện pháp cần thực hiện

trong năm học tới → Thảo luận dự thảo kế hoạch → Hoàn chỉnh kế hoạch – Hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

. Trong quản lí họat động giảng dạy của giáo viên :

Hiệu trưởng cần tin cậy và giao quyền quản lí cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

Hiệu trưởng quản lí họat động giảng dạy thông qua phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra dự giờ, đặc biệt chú ý đến giáo viên mới ra trường ,giáo viên có tay nghề chuyên môn yếu ,tạo điều kiện thuận lợi để họ vươn lên

. Quản lí họat động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh :

Hiệu trưởng giao cho tổ chuyên môn thực hiện ,bên cạnh phải thường xuyên kiểm tra tính chính xác , mức độ thực hiện

Kiểm tra 1 tiết của từng bộ môn cùng khối nên cho cùng một đề với nội dung phù hợp . Từ đó đánh giá chất lượng một cách khách quan .Qua đó hiệu trưởng nắm được mức độ giảng dạy của giáo viên , mức độ học tập của học sinh

Chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn quản lí bài kiểm tra , thường xuyên theo dõi quản lí việc thực hiên qui chế cho điểm của giáo viên

Biện pháp 4 : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ,thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học :

.Thực chất biện pháp nầy là phân công giảng dạy cho giáo viên. Vì vậy hiệu trưởng cần :

Phân công hợp lí ,đúng theo khả năng chuyên môn được đào tạo và theo hướng phát triển

Phân công phải xuất phát từ yêu cầu của giảng dạy , quyền lợi học tập của học sinh, sự tiến bộ của tập thể sư phạm. Vì vậy, phân công cán bộ chủ chốt phải thực sự có năng lực ,có chuyên môn vững , có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý , trong công tác giảng dạy được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên ,không vì họ là quần chúng mà không cho đảm nhiệm các công tác quan trọng trong nhà trường

Cần tin tưởng vào khả năng những giáo viên được phân công, tránh kiên định

Biện pháp 5 . Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn họat động bồi dưỡng

năng lực họat động cho giáo viên :

Tạo điều kiện để giáo viên được học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Tổ chức thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy theo từng bộ môn, tập trung và có chất lượng. Qua đó rút kinh nghiệm vận dụng vào giảng dạy ,có đánh giá sơ kết kịp thời theo từng thời điểm

Tổ chức cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thực hiện dạy mẫu và nhân điển hình để cùng học tập trong hội đồng sư phạm nhà trường

Tổ chức cho các tổ chuyên môn thi đua tìm hiểu các phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin

Biện pháp 6 : Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn giáo viên,giáo viên, giáo viên chủ nhiêm lớp ,các tổ chức Đoàn ,Đội ,cha mẹ học sinh hướng dẫn họat động của học sinh theo chức năng của mình : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên chủ nhiệm quan tâm tìm hiểu hòan cảnh từng đối tượng học sinh,đặc biệt là học sinh có hòan cảnh khó khăn, học sinh cá biệt .Từ đó tạo điều kiện giúp đỡ để các em vương lên trong học tập

. Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm

Phát huy của Đoàn thể ,thông qua đoàn thể phát động các phong trào tự học, thi đua học tập

Có kế họach kiểm tra định kỳ thường xuyên

Biện pháp 7 : Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành họat động kiểm tra , đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế họach dạy học:

. Thành lập tổ mạng lưới gồm những giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn vững, nhiều kinh nghiệm để kết hợp cùng tổ chuyên môn thực hiện quá trình kiểm tra

. Đưa ra tiêu chí kiểm tra với nội dung phải phù hợp nội dung chương trình, phù hợp thực tế nhà trường

. Kiểm tra giao phó hiệu trưởng chuyên môn kết hợp cùng tổ trưởng chuyên môn thực hiện các quá trình kiểm tra

. Tổ chức kiểm tra thường xuyên có hệ thống. Từ đó tạo nguồn kích thích học tập . Đánh giá kết quả phải biết trân trọng sự tiến bộ, sự cố gắng của học sinh trong học tập

.Tăng cường kiểm tra đột xuất kết hợp với kiểm tra thường xuyên định kỳ

. Tổ chức chuyên đề, thành lập ngân hàng đề, cập nhật điều chỉnh kiến thưc, đánh giá học sinh theo quan điểm toàn diện

. Quản lí và theo dõi việc kiểm tra của giáo viên thường xuyên

Biện pháp 8 : Hiệu trưởng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học:

. Xây dựng đội ngũ giáo viên mạng lưới bộ môn

. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học vào các giờ dạy trên lớp

. Tổ chức thực hiện các chuyên đề , thông qua thực hiện các chuyên đề rút kinh nghiệm đánh giá và vận dụng vào dạy học một cách có hiệu quả

. Tổ chuyên môn có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu . bồi dưỡng học sinh giỏi . Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên

. Động viên giáo viên làm và sử dụng đồ dùng dạy học

. Tổ chức thống kê đồ dùng dạy học theo định kì ,ghi cụ thể đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy nào, tiết nào ,số lượng, chất lượng. Để qua đó hiệu trưởng hoặc bộ phận kiểm tra chuyên môn biết giáo viên có sử dụng hay không sử dụng trong 1 tiết lên lớp.

4.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất :

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lí họat động dạy - học của hiệu trưởng

trường Trung học cơ sở Lê Lợi huyện Gì Dầu tỉnh tây Ninh. Tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lí nêu trên. Những biện pháp nầy tuy độc lập tương đối với nhau nhưng chúng phụ thuộc , hỗ trợ, thúc đẩy nhau ,góp phần thực hiện tốt có hiẹu quả công tác quản lí họat động dạy học của hiệu trưởng

Các biện pháp nầy đạt hiệu quả cao , trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý họạt động dạy - học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở Lê Lợi huyện Gì Dầu, tỉnh Tây Ninh (Trang 31 - 38)