Kết quả lựa chọn các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12 14 tuổi (Trang 67 - 139)

phát triển thể lực và mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội

3.1.1. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội lứa tuổi 12 – 14

3.1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, vào mục tiêu, chương trình huấn luyện và đặc điểm tâm sinh lý cho thấy việc lựa chọn các đánh giá trình độ phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc chọn lựa sau:

Nguyên tắc 1: Các chỉ tiêu lựa chọn phải đánh giá được toàn diện. Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các chỉ tiêu phải đảm bảo độ tin cậy và

mang tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu.

Nguyên tắc 3: Các chỉ tiêu lựa chọn phải là các chỉ tiêu đánh giá cụ thể,

có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy, huấn luyện hiện nay.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên và căn cứ vào quá trình tổng hợp các tư liệu đánh giá trình độ phát triển tố chất thể lực chung và chuyên môn trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV bơi lội trong và ngoài nước ta có thể nhận thấy: Các chuyên gia tuyển chọn và huấn luyện Bơi lội của nước ngoài như Bugacova, Lý Văn Tĩnh, Hình Văn Hoa, Chu Thái Xương, Nguyễn Thế Truyền, Chung Tấn Phong…đều có xu hướng lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sau:

a. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển các tố chất thể lực chung

Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực chung gồm: Chạy 30m hoặc 60m Xuất phát cao - Đánh giá sức nhanh

Lực bóp tay thuận - Đánh giá sức mạnh tay Bật xa tại chỗ - Đánh giá sức mạnh chân

Nằm ngửa gập bụng - Đánh giá sức mạnh cơ lưng bụng Chạy tuỳ sức 5 phút - Đánh giá sức bền

Chạy con thoi 4 x 10m - Đánh giá tính linh hoạt Dẻo gập thân - Đánh giá tố chất mềm dẻo.

b. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển các tố chất thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi gồm:

Thành tích bơi phối hợp 50m 4 kiểu bơi - Đánh giá trình độ phát triển tốc độ.

50m đập chân 4 kiểu bơi - Đánh giá sức mạnh chân 50m quạt tay 4 kiểu bơi - Đánh giá sức mạnh tay

Bơi 800m hoặc 1500m tự do - Đánh giá năng lực sức bền

Bơi 100m hoặc 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi - Đánh giá năng lực phối hợp vận động và tính nhịp điệu.

Quay gậy qua vai - Đánh giá năng lực mềm dẻo vai. Co duỗi khớp cổ chân - Đánh giá mềm dẻo khớp cổ chân

Trên cơ sở tổng hợp tư liệu đề tài đã bước đầu lựa chọn một số chỉ tiêu để đưa ra phỏng vấn ý kiến chuyên gia.

3.1.1.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi

Để đảm bảo tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển các tố chất thể lực cho VĐV 12 -14 tuổi. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 32 chuyên gia và huấn luyện viên Bơi có kinh nghiệm cụ thể là: Ngoài số 25 chuyên gia đã tiến hành phỏng vấn lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục đề tài còn phỏng vấn 7 Huấn luyện viên Bơi của

các đội tuyển Bơi mạnh trên toàn quốc như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, An Giang, Thanh Hoá, Hà Nội….

Nội dung phỏng vấn là đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn của VĐV bơi lội 12 -1 4 tuổi. Trước khi phỏng vấn đề tài yêu cầu chỉ lựa chọn những test đạt từ 70% trở lên ở mức độ rất quan trọng để tiến hành nghiên cứu ở các bước tiếp theo.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn của VĐV bơi lội 12 – 14

tuổi (n=32) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng n % n % n % A Các tố chất thể lực chung

1 Chạy 30m Xuất phát cao 30 93.75 2 6.25 0 0

2 Chạy 60m 3 9.375 27 84.375 2 6.25 3 Lực bóp tay thuận 30 93.75 2 6.25 0 0 4 Co tay xà đơn 3 9.38 25 78.12 4 12.5 5 Bật xa tại chỗ 32 100 0 0 0 0 6 Nằm ngửa gập bụng 30 93.75 2 6.25 0 0 7 Chạy 800m 3 9.38 27 84.37 2 6.25 8 Chạy tuỳ sức 5 phút 30 93.75 2 6.25 0 0 9 Dẻo gập thân 31 96.88 1 3.12 0 0

10 Chạy con thoi 4x10m 31 96.88 1 3.12 0 0

B Các tố chất thể lực chuyên môn

1 Bơi 50m kiểu bơi trườn sấp 30 93.7

5 2 6.25 0 0

2 Bơi 4x50m 4 kiểu bơi 12 37.5 18 56.25 2 6.25

3 Bơi 50m chân kiểu bơi trườn sấp 31 96.88 1 3.12 0 0

4 Đập chân 4x50m kiểu bơi trườn sấp 12 37.5 18 56.25 2 6.25

5 Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp 32 100 0 0 0 0

6 Quạt tay 4x50m 4 kiểu bơi 12 37.5 18 56.25 2 6.25

7 Bơi 800m trườn sấp 31 96.88 1 3.12 0 0

8 Bơi 1500m trườn sấp 12 37.5 18 56.25 2 6.25

9 Bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi 30 93.75 2 6.25 0 0

10 Quay gậy qua vai 28 87.50 4 12.50 0 0

12 Góc độ dưới bàn chân 14 43.75 16 50 2 6.25

13 Độ xa xuất phát trên bục 14 43.75 16 50 2 6.25

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho ta thấy: Có 7 chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể lực chung được đánh giá rất quan trọng từ 93.75% số ý kiến trở lên gồm các chỉ tiêu sau:

Thể lực chung:

1 Lực bóp tay thuận

2 Chạy 30m Xuất phát cao 3 Bật xa tại chỗ

4 Nằm ngửa gập bụng 5 Chạy tuỳ sức 5 phút 6 Dẻo gập thân

7 Chạy con thoi 4x10m

Có 6 chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển các tố chất thể lực chuyên môn đạt tỷ lệ % số phiếu đánh giá rất quan trọng từ 87.5% trở lên gồm các chỉ tiêu sau:

Thể lực chuyên môn:

1 Bơi 50m kiểu bơi trườn sấp 2 Bơi 50m chân kiểu bơi trườn sấp 3 Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp 4 Bơi 800m trườn sấp

5 Bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi 6 Quay gậy qua vai

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đã xác định được 13 chỉ tiêu trong đó có 7 chỉ tiêu đánh giá thể lực chung và 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn làm thành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Do các test thể lực chung giống với sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thể lực chung của người bình thường trong công trình điều tra thể chất người Việt Nam do tác giả Dương Nghiệp Chí chủ trì. Vì vậy, đề tài chỉ tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test thể lực chuyên môn.

3.1.1.3. Xác định độ tin cậy.

Sau khi xác định được các chỉ tiêu trên đề tài xác định độ tin cậy của chúng bằng phương pháp test lặp lại cho các VĐV. Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 37 VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi, được tiến hành kiểm tra trong 2 ngày, mỗi chỉ tiêu kiểm tra 2 lần trong cùng một buổi, lần 2 được tiến hành khi VĐV đã được hồi phục hoàn toàn, các điều kiện kiểm tra giữa hai lần là như nhau. Độ tin cậy của các chỉ tiêu và bài thử nghiệm phụ thuộc vào tính ổn định của kết quả trong những lần lặp lại thử nghiệm qua một thời gian cố định với điều kiện giống nhau, trên cùng đối tượng như nhau, được xác định bởi những trọng tài, những người tiến hành thí nghiệm và những chứng kiến khác nhau. Sau đó tính tương quan giữa kết quả hai lần lập test. Nếu test có hệ số tương quan chặt chứng tỏ có độ tin cậy cao. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2, 3.3.

Bảng 3.2. Hệ số tương quan qua 2 lần lập test ở nam VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi TT test r P Độ tuổi 12 (n= 7) Độ tuổi 13 (n= 6) Độ tuổi 14 (n = 6)

1. Bơi 50m kiểu bơi trườn sấp 0.83 0.85 0.86 < 0.05 2. Bơi 50m chân kiểu bơi trườn

sấp 0.81 0.83 0.84 < 0.05

3. Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp 0.8 0.82 0.85 < 0.05

4. Bơi 800m trườn sấp 0.8 0.85 0.86 < 0.05

5. Bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi 0.82 0.84 0.86 < 0.05

Bảng 3.3. Hệ số tương quan qua 2 lần lập test ở nữ VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi TT test r P Độ tuổi 12 (n= 7) Độ tuổi 13 (n= 6) Độ tuổi 14 (n = 5)

1. Bơi 50m kiểu bơi trườn sấp 0.82 0.82 0.83 < 0.05 2. Bơi 50m chân kiểu bơi trườn

sấp

0.81 0.84 0.86

< 0.05 3. Bơi 50m tay kiểu bơi trườn sấp 0.8 0.83 0.83 < 0.05

4. Bơi 800m trườn sấp 0.82 0.82 0.84 < 0.05

5. Bơi 200m hỗn hợp 4 kiểu bơi 0.81 0.84 0.85 < 0.05

6. Quay gậy qua vai 0.82 0.83 0.85 < 0.05

Kết quả ở bảng 3.2, 3.3 cho thấy, cả 6 chỉ tiêu thể lực chuyên môn có mối tương quan mạnh giữa kết quả của 2 lần kiểm tra. Đều có rtính= 0.8 đến 0.86 ≥ 0.8 với P < 0.05. Vậy chúng đảm bảo độ tin cậy.

3.1.1.4. Xác định tính thông báo.

Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các nội dung vào ứng dụng đề tài tiến hành xác định mối tương quan thứ bậc giữa 6 chỉ tiêu thể lực chuyên môn (đã được lựa chọn qua phỏng vấn) với thành tích thi đấu của các VĐV ở từng độ tuổi (độ tuổi 12 có 14 VĐV; độ tuổi 13 có 12 VĐV; độ tuổi 14 có 11 VĐV).

Kết quả được trình bày tại bảng 3.4, 3.5, 3.6 và 3.7, trong đó bảng 3.4, 3.5 giới thiệu kết quả lập test và bảng 3.6, 3.7 là mối tương quan giữa các kết quả lập test với thành tích thi đấu của các VĐV thông qua hệ số tương quan thứ bậc.

Kết quả bảng 3.6, 3.7 cho thấy cả 6 chỉ tiêu trên có mối tương quan mạnh với thành tích thi đấu ở cả 3 độ tuổi 12, 13 và 14. Như vậy, qua hai

bước xác định độ tin cậy và tính thông báo đề tài đã xác định được cả 6 chỉ tiêu thể lực chuyên môn đều đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo.

3.1.2. Kết quả lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi

3.1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV

Để lựa chọn được phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi, trước hết đề tài tiến hành xác định nguyên tắc lựa chọn phương pháp.

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý và thực tế việc sử dụng phương pháp, phương tiện đánh giá mức độ phát dục cơ thể của nước ta, dựa vào mục đích yêu cầu về huấn luyện thể lực và chương trình huấn luyện VĐV bơi lội 12 -14 tuổi, bước đầu đề tài xác định các nguyên tắc lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể cho đối tượng nghiên cứu như sau:

Nguyên tắc 1: Việc lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục

cơ thể phải đảm bảo tính khả thi, được sử dụng chủ yếu để xác định mức độ phát dục cơ thể.

Nguyên tắc 2: Phương pháp được lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý,

nghĩa là phải phù hợp với yêu cầu của đề tài, điều kiện thực tiễn.

Nguyên tắc 3: Phương pháp phải có tính hiệu quả, nghĩa là phương

pháp đánh giá được mức độ phát dục cơ thể cho đối tượng nghiên cứu.

Nguyên tắc 4: Phương pháp phải có tính tiếp cận với xu hướng sử

dụng hiện đại.

Hiện nay các học giả về sinh lý học TDTT cũng như các học giả về tuyển chọn TDTT ở trong và ngoài nước thường dựa vào các phương tiện kiểm tra mức độ phát dục có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau.

Các phương pháp kiểm tra đánh giá mức độ phát dục cơ thể mà các học giả trong và ngoài nước thường dùng chủ yếu gồm 5 phương pháp chính là:

Phương pháp kiểm tra đánh giá tuổi xương.

Phương pháp kiểm tra đánh giá mức độ phát dục cơ thể thông qua kiểm tra sự phát triển các dấu hiệu sinh dục thứ cấp (hệ lông, tinh hoàn và bầu vú).

Phương pháp kiểm tra đánh giá mức độ phát dục cơ thể thông qua tỷ lệ tăng trưởng chiều cao mỗi năm sau khi bước vào thời kỳ phát dục (Thanh xuân).

Phương pháp phân biệt bằng việc quan sát sự phát dục tuổi xương và diễn biến tăng trưởng chiều cao ở thời điểm bước ngoặt phát dục.

Phương pháp đánh xác định tuổi xương bằng máy SGY II.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên đề tài tiến hành lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể cho VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

3.1.2.2. Kết quả lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi bằng phương pháp chuyên gia

Để đảm bảo tính khoa học trong việc lựa chọn các phương pháp đánh giá mức độ phát dục cho VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 25 nhà khoa học về Sinh lý học, tuyển chọn và huấn luyện thể thao. Với số phiếu phát ra 25 phiếu thu về 25 phiếu đạt tỷ lệ 100%. Trong đó có 6 Giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ: 24.00%; 14 Tiến sĩ khoa học giáo dục chiếm tỷ lệ 56.00%; 5 Thạc sỹ và Nghiên cứu sinh chiếm 20.00%.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn là đánh giá mức độ sử dụng của các phương pháp kiểm tra đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. trước khi phỏng vấn đề tài xác định chỉ lựa chọn những phương pháp có mức độ sử dụng đạt từ 70% trở lên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể của VĐV bơi lội 12 – 14 tuổi. (n =25)

TT Nội dung phỏng vấn Sử dụng Ít sử dụng

Không sử dụng

n % n % n %

1 Phương pháp kiểm tra đánh

giá bằng tuổi xương 15 60 7 28 3 12

2

Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng sự phát triển các dấu hiệu sinh dục thứ cấp

17 68 6 24 2 8

3

Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng tỷ lệ tăng trưởng chiều cao ở mỗi năm sau khi bước vào thời kỳ phát dục Thanh xuân

13 52 7 28 5 20

4

Phương pháp quan sát phát dục tuổi xương với diễn biến tăng trưởng chiều cao ở thời điểm bước ngoặt phát dục

16 64 4 16 5 20

5 Phương pháp xác định tuổi

xương bằng máy SGY II. 23 92 2 8 0 0

Qua kết quả phỏng vấn được trình bảy ở bảng 3.8 cho thấy: Đa số các phương pháp đưa ra đều có số phiếu sử dụng cao chiếm từ 52% trở lên. Tuy nhiên trước khi tiến hành phỏng vấn đề tài yêu cầu chỉ lựa chọn những phương pháp có số phiếu sử dụng phải đạt từ 70% trở lên. Vậy, theo kết quả bảng trên cho thấy chỉ có phương pháp xác định tuổi xương bằng máy SGY II

là có số phiếu sử dụng trên 70% đạt được yêu cầu đề ra, nên đề tài đã lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ phát dục cơ thể bằng phương pháp xác định tuổi xương bằng máy SGY II.

3.1.3 Bàn luận

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định mỗi

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ giữa trình độ thể lực với mức độ phát dục cơ thể của vđv bơi 12 14 tuổi (Trang 67 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w