đầu và thời gian duy trì cao trào phát dục của thiếu niên
1.6.1. Phương pháp xác định thời gian khởi đầu của thời kỳ phát dục
Theo Vương Kim Xán (2005), thời kỳ phát dục thanh xuân là cao trào phát dục lần thứ 2, là thời kỳ then chốt để thiếu niên chuyển biến thành người trưởng thành. Nói chung khi thiếu niên nam ở tuổi xương 13 và thiếu nữ ở tuổi xương 11 bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân [51].
Đặc trưng của khởi đầu thời kỳ phát dục thanh xuân là xuất hiện trung tâm cốt hoá ở các đầu ngón tay, vú bắt đầu phát dục lần đầu xuất hiện núm vú (mặc dù nam thiếu niên chỉ là nổi vú qua loa, thời gian rất ngắn, đôi lúc chỉ xuất hiện một bên nhưng những biểu hiện này vẫn có tỷ lệ trên 70% - 80%). Bởi vậy, trong phán đoán các em đã bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân hay chưa, ngoài quan sát tuổi xương còn cần phải tiến hành quan sát đối với tính trạng thứ nhất và thứ hai. Khi những đặc trưng này xuất hiện, đó chính là tín hiệu đã bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân. Khi những đặc trưng này xuất hiện sớm hoặc muộn khoảng thời gian 2 năm, hoặc trên 2 năm so với
thời gian chung của phát dục thì đó chính là phát dục thanh xuân sớm hoặc chậm và coi đó là thuộc về loại hình phát dục sớm hoặc phát dục muộn.
1.6.2. Phương pháp xác định thời gian duy trì cao trào phát dục thanh xuân
Theo Vương Kim Xán và cộng sự (2005) thì từ lúc bước vào cao trào phát dục thanh xuân cho tới lúc phát dục có xu hướng ổn định, thông thường trải qua khoảng thời gian trên dưới 4 năm. Do sự khác biệt cá thể có những em có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn đôi chút [51].
Thời gian duy trì cao trào phát dục thời kỳ thanh xuân dài hay ngắn có quan hệ với sự phát triển của xương cốt sớm hay muộn. Sự khác biệt này có thể là biểu hiện của đặc trưng di truyền, cũng có thể đồng thời chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường (đặc biệt là dinh dưỡng). Trong thời gian này, chiều cao cơ thể tăng đột biến, trọng lượng cơ thể cũng tăng lên rõ rệt. Hình thái cơ thể có xu hướng giống người trưởng thành. Các cơ quan nội tạng cũng được kiện toàn dần, cơ quan sinh dục có xu hướng tiếp cận hoàn thiện đồng thời xuất hiện tính trạng thứ 2. Phương pháp xác định thời gian duy trì cao trào phát dục thanh xuân nhìn chung có các loại phương pháp sau:
Phương pháp 1: Dùng phương pháp tuổi xương hoặc phương pháp
tính tuổi xương để phân biệt
Dùng tiêu chuẩn phát dục xương Greulic - Pyle (gọi tắt là tiêu chuẩn G- P) để đánh giá phát dục của thiếu niên nhi đồng.
Nếu phát dục xương trong khoảng 2 năm hoặc ít hơn sinh trưởng mà vượt qua 4 G-P tuổi xương thì em đó thuộc về cao trào phát dục rút ngắn. Còn em nào phát dục xương trong 3 năm sinh trưởng mà vượt qua 4G-P tuổi xương thì thuộc về cao trào phát dục bình thường. Còn những em trong 4 năm sinh trưởng mà vượt quá 4 G-P tuổi xương (4 qua 4) hoặc ít hơn thì thuộc về cao trào phát dục kéo dài.
Phương pháp 2: Là dùng tỷ lệ tăng trưởng chiều cao mỗi năm sau khi
bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân
Nếu ta đem giá trị tăng trưởng chiều cao cơ thể ở năm thứ nhất sau khi bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân coi là 100%. Có thể liên tiếp quan sát chiều cao năm thứ 2 năm thứ 3 tỷ lệ % tăng trưởng chiều cao để phân biệt.
Tăng trưởng chiều cao năm thứ 2 chiếm 25% năm thứ nhất, kết quả này chứng minh cao trào phát dục sẽ rút ngắn. Nếu chiều cao năm thứ 2 giá trị tăng là trên 70% so với giá trị tăng trưởng của năm thứ nhất, năm thứ 3 vẫn tăng trưởng bằng 28% giá trị tăng trưởng năm thứ nhất, điều này chứng tỏ cao trào phát dục bình thường. Nếu chiều cao tăng trưởng ở năm thứ 2 là trên 90% so với năm thứ nhất, năm thứ 3 vẫn giữ tỷ lệ tăng trưởng là 70% so với giá trị tăng trưởng năm thứ nhất, điều đó chứng tỏ cao trào phát dục kéo dài
Phương pháp thứ 3: Dùng tính trạng thứ 2 để suy ra mức độ phát dục.
Trong trường hợp không thể dùng chụp X-quang để xác định tuổi xương, có thể dùng tính trạng thứ hai để đối chiếu với mức độ phát dục tuổi xương để suy đoán:
Nếu bước vào thời kỳ thanh xuân ở năm thứ 2, các em đã có những biểu hiện ra các tiêu chí của mức độ phát dục ở năm thứ 4 của tiêu chuẩn G - P (2 qua 4) thì những em đó thuộc loại hình rút ngắn thời kỳ cao trào phát dục.
Nếu sau khi bước vào thời kỳ thanh xuân các tiêu chí của mức độ phát dục xuất hiện theo trình tự bình thường, thì các em đó thuộc loại hình duy trì thời gian cao trào phát dục bình thường.
Nếu sau khi bước vào thời kỳ phát dục các tiêu chí mức độ phát dục của các em đẩy chậm 1 năm, hoặc thời gian dài sau mới tái xuất hiện thì thuộc loại hình thời kỳ cao trào phát dục thời gian kéo dài.
Phương pháp thứ 4: Là phân biệt bằng việc quan sát sự phát dục của
Dùng tiêu chuẩn G-P để quan sát tình trạng phát dục của thiếu niên có thể thấy loại phát dục này trước nhanh, sau chậm. Sau khi bước vào thời kỳ phát dục thanh xuân sẽ tăng nhanh rõ rệt thời kỳ phát dục. Thời gian duy trì cao trào phát dục của thiếu niên Châu Á thường ngắn hơn thiếu niên của các nước Âu Mỹ và đã làm cho thời kỳ phát dục sớm hơn. Đặc biệt là ở năm thứ 2 của thời kỳ cao trào phát dục thanh xuân của các em nữ và năm thứ 3 thời kỳ cao trào phát dục thanh xuân của các em nam. Các trẻ em ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc v.v... tốc độ gia tăng mức độ phát dục của xương rất rõ rệt, đó là điểm ngoặt của sự phát dục. Nếu như trong giai đoan này sự phát dục của xương có thể đạt được tiêu chuẩn G - P và chiều cao tăng trưởng vẫn ở mức trên 5 cm/năm thì những em đó có thể được xem là thuộc loại hình kéo dài thời kỳ cao trào phát dục.
Phương pháp thứ 5: Là phương pháp xác định mức độ phát dục bằng
tính tuổi xương của Trung Quốc.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và xác định 14 điểm cốt hóa có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tuổi xương và trên mỗi điểm đọc chia thành các cấp độ khác nhau (Hình 1).
Hình 1. Điểm cốt hóa xương bàn tay
Trên từng cấp độ của từng điểm đọc, người ta xác định điểm của từng cấp cho nam riêng bảng 1.7 và cho nữ riêng bảng 1.8.
Sau khi kiểm tra 14 trung tâm cốt hóa, đánh giá số điểm cho mỗi trung tâm, cộng tổng số điểm và tra cứu tuổi xương tương ứng với tổng số điểm nam riêng bảng 1.9 và nữ riêng bảng 1.10 và xác định tuổi xương.
1.7. Tuổi xương và ứng dụng của tuổi xương trong việc đánh giámức độ phát dục của thiếu niên mức độ phát dục của thiếu niên
1.7.1. Khái niệm tuổi xương
Theo các nhà sinh lý học trong và ngoài nước như Dương Tích Nhượng, Lưu Quang Hiệp, tuổi xương là chỉ mức độ phát dục của xương trên tuổi đời liên tục của thiếu niên và còn được gọi là tuổi phát dục xương. Còn tuổi xương tiêu chuẩn là chỉ mức độ phát dục của thiếu niên khoẻ mạnh có tính tiêu biểu và mang tính đại diện. Do đó, còn được gọi là tuổi phát dục xương có tính đại diện cho các thiếu niên mạnh khoẻ ở các giai đoạn hoặc nhóm khác nhau. Tiêu chuẩn tuổi xương là chỉ tiêu chuẩn hoặc thang độ phân định, phán đoán mức độ phát dục tuổi xương của thiếu niên [47], [12].
1.7.2. Nguyên lý kiểm tra đánh giá tuổi xương
Sự cốt hoá các xương của loài người đều bắt đầu xuất hiện từ các trung tâm cốt hoá. Sau đó các khu vực cốt hoá của trung tâm cốt hoá không ngừng mở rộng thông qua hàng loạt sự biến đổi hình thái mang tính quy luật và đạt được hình thái xương của người trưởng thành. Vì vậy, có thể căn cứ vào đặc trưng của các hình chụp trên phim X-quang khác nhau, để phân định mức độ phát dục của xương để xác định tuổi xương.
Xác định mức độ phát dục tuổi xương có 3 chỗ dựa:
Thứ nhất là số lượng và độ lớn nhỏ của các trung tâm cốt hoá xuất hiện. Thứ hai là sự biến đổi hình dáng của khu vực cốt hoá đầu xương của trung tâm cốt hoá. (vấn đề này so sánh sự to nhỏ là quan trọng bởi vì trung tâm cốt hoá lớn hay nhỏ chủ yếu quyết định bởi sự to nhỏ của cá thể, đồng thời phản ánh một cách chân thực, sự phát dục của xương).
Thứ ba là sự liền nhau của đầu xương và thân xương.
Tuổi xương nếu đem so với rất nhiều chỉ tiêu sinh lý khác có hai đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất là thiếu niên ở các khu vực các chủng tộc người khác nhau thì sự phát dục của xương đều tuân thủ các quy luật giống nhau, chỉ khác là tốc độ hơi có sự khác biệt. Vì vậy, có tính khách quan và có thể so sánh rất tốt.
Thứ hai là tuổi xương so với tuổi đời (theo ngày tháng năm) có thể phản ánh một cách chính xác mức độ thực tế của sự phát dục của thiếu niên.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá tuổi xương thì những bộ vị thường được chụp X-quang gồm vai, khuỷu tay, cổ chân, cổ tay và xương chậu.v.v Nhưng nhìn chung đều cho rằng cổ tay là bộ vị lý tưởng nhất vì ở đây tập trung rất nhiều xương dài cũng như xương ngắn, có thể phản ánh tập trung tình hình phát dục xương của toàn thân. Đồng thời dễ chụp chiếu và tổn hại sức khoẻ ít nhất.
Riêng đối với việc chụp X. quang xương cổ tay có 3 yêu cầu sau:
Cần ghi rõ ngày, tháng, năm sinh và chiều cao cận nặng ngay trong ngày chụp phim.
Chụp phim chính diện toàn bộ xương của cả xương tay yếu bao gồm xương quay (đầu xa xương trước).
Đầu ống kính của máy chụp X-quang cách tay 90cm, mu bàn tay quay lên trên lòng bàn tay úp sát vào hộp phim. Ngón giữa và cẳng tay thẳng với nhau ngón tay hơi xoè ra. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc 300. Ống kính của máy chụp X-quang chiếu thẳng vào đầu xương thứ 3 của ngón tay.
1.7.3. Phương pháp phán đoán tuổi xương
Hiện tại trên thế giới có 3 phương pháp thường được sử dụng là phương pháp phim chuẩn, phương pháp đánh giá ghi điểm và các phương pháp khác. Nhìn chung cả 3 phương pháp này đều có độ chính xác như nhau, nhưng phương pháp phim chuẩn được nhiều người chọn sử dụng vì tính tiện ích dễ làm của nó. Vì vậy đề tài sẽ đi sâu vào phân tích tìm hiểu phương pháp phim chuẩn.
Nguyên lý của phương pháp phim chuẩn là căn cứ vào tính quy luật phát dục sinh trưởng xương của cơ thể người chụp X-quang, toàn bộ diễn biến của xương ở các giai đoạn của cả nam và nữ từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Chọn ra các phim có tính đại diện để làm thành Phim chuẩn. Khi đánh giá tuổi xương trước tiên phải chụp phim X-quang cho người bị kiểm tra sau đó đối chiếu với Phim chuẩn.
Xem phim X- quang đó phù hợp với phim nào của Phim chuẩn. Dựa vào đó để phán định tuổi xương của em đó.
Bộ phận chụp X-quang là bàn tay và cổ tay. Chụp phim chính diện bàn tay và cổ tay của tay yếu (thường là tay trái).
Hiện nay Phim chuẩn được dùng để đối chiếu trong kiểm tra, đánh giá tuổi xương của nhiều nước trên thế giới là Phim chuẩn G - P. Để nắm bắt được cách đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P, đề tài đã tổng hợp tư liệu và tóm lược về sự hình thành và phương pháp đánh giá tuổi xương bằng Phim chuẩn G-P.
1.7.4. Phim chuẩn G-P và đặc điểm Phim chuẩn G-P của các tuổi xương khác nhau
1.7.4.1. Phim chuẩn G - P
Nhà sinh vật học người Anh là Todd năm 1937 là người đề xướng và bước đầu lập nên Phim chuẩn. Nhưng để có Phim chuẩn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay chính là do công của 2 nhà khoa học Mỹ là Greulic và Pyle. Greulic và Pyle đã chỉnh sửa nhiều lần mới tạo nên Phim chuẩn X-quang mang tính hệ thống của xương bàn tay và cổ tay. Từ đó, được gọi tắt là Phim chuẩn G-P, chữ cái đầu mang tên của 2 nhà khoa học Greulic và Pyle.
Phim chuẩn này được thiết kế thành 2 bộ, 1 bộ dành cho nam có 31 phim và nữ có 29 phim. Tổng cộng 60 phim X-quang, trong đó mỗi phim đại diện cho một tuổi xương tiêu chuẩn trẻ sơ sinh từ 0 tuổi đến 1 tuổi 6 tháng thì cứ 3 tháng lại có 1 phim tiêu chuẩn.
Từ 1 tuổi 6 tháng đến 5 tuổi và từ 11 - 16 tuổi trên cơ bản là cứ nửa năm lại có một phim tiêu chuẩn. Ngoài ra cứ mỗi năm có một phim tiêu chuẩn. Khi đánh giá sẽ đối chiếu phim chụp với phim chuẩn. G-P. Nếu tìm thấy phim chụp cho người bị kiểm tra phù hợp nhất với bức phim nào đó của Phim chuẩn thì tuổi xương đã được ghi sẵn ngay trên Phim chuẩn đó. Trong số 60 trang Phim chuẩn G-P mỗi trang vừa ghi tuổi xương vừa có chú thích bằng văn tự để nói rõ tình trạng phát dục của các xương. Trong đó quan trọng hơn là căn cứ vào tài liệu lâu năm đưa ra các đặc trưng phim X-quang về độ thành thục phát dục xương cổ tay. Phương pháp này đơn giản chính xác. Tuy vậy cũng có nhược điểm là do sự khác biệt về nhân chủng mà tồn tại sự khác biệt nhất định, nên không dễ sử dụng cho những em phát dục không đều và cân bằng.
1.7.4.2. Đặc điểm Phim chuẩn G-P của nam và nữ thiếu niên nhi đồng 12 - 14 tuổi
Tiêu chuẩn tuổi xương của 2 nhà sinh học Greulic và Pyle thì ở tuổi 12 - 14 nam thiếu niên có các đặc điểm phát dục xương như sau:
11 tuổi 6 tháng: Mỏm trâm quay biến đổi rõ rệt các xương cổ tay phát triển to hơn, khoảng cách giữa các xương thu hẹp lại, diện khớp tiếp xúc với nền xương bàn tay và xương trụ, xương quay phát triển rõ, diện khớp xương thang và xương thuyền tiếp sát lại gần nhau.
12 tuổi 6 tháng: Các diện khớp xương cổ tay nhìn rõ hơn, khoảng cách giữa các xương nhỏ lại, mức độ biến đổi của hàng xương cổ tay rõ hơn xương hàng dưới. Nhìn rõ củ móc của xương móc, diện móc xương thuyền và xương thang sát lại gần nhau ở mặt mu, hình dạng nền xương ngón tay phù hợp với diện khớp xương thê phần thân và đầu xương của các xương bàn tay gần liền khớp với nhau, độ rộng thêm xương và đầu xương của đốt gần ngón 3, 4, 5 và đốt giữa ngón 2, 3 bằng nhau.
13 tuổi: Độ rộng của đầu xương quay và đầu xương đốt bàn tay 2, 3, 4, 5 so với thân xương tương ứng bằng nhau. Xương vừng ở mặt trong xương ngón tay thứ 1. Độ rộng đầu xương và thân xương đốt giữa ngón thứ 5 bằng nhau, chỏm xương đốt xa ngón tay 2, 3, 4, 5 hơi nhọn, đầu khớp với đốt xa hơi lõm.
13 tuổi 6 tháng: Đầu gần xương trụ và xương quay có hình dạng giống như phần gắn liền với thân xương tương ứng. Diện khớp xương quay với xương trụ bằng phẳng, xương thuyền dài ra, đầu xa bằng và to hơn, hình dạng của xương nguyệt và xương tháp cũng thay đổi. Diện khớp xương thang và