Phân tích hóa sinh các dòng chọn lọc

Một phần của tài liệu đánh giá một số dòng lúa có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mặn (nacl) (Trang 38 - 39)

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.Phân tích hóa sinh các dòng chọn lọc

Để đánh giá chất lượng hạt của các dòng chọn lọc so với giống gốc, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng protein và đường khử trong hạt. Kết quả thu được, được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3 cho thấy hàm lượng protein hạt của các dòng chọn lọc và giống gốc dao động từ 8,23% đến 9,15%. Tất cả các dòng chọn lọc đều có hàm lượng protein cao hơn so với giống gốc đối chứng từ 0,97% – 11,19%. Trong đó dòng R3.CR8 có hàm lượng protein cao nhất đạt 9,15%, tăng so với giống gốc là 11,19%. Dòng R3.CR14 có hàm lượng protein tăng thấp nhất, tăng 0,97% so với giống gốc (8,31%). Như vậy, các dòng chọn lọc từ giống CR203 đều có sự thay đổi so với giống gốc về hàm lượng protein theo hướng tăng.

Hàm lượng đường khử ở các dòng đều tăng so với giống gốc từ 5,49% – 17,67%. Cao nhất là dòng R3.CR3 đạt 1,92%, tăng 17,67% so với giống gốc. Thấp nhất là dòng R3.CR1 chỉ tăng so với giống gốc là 5,49% đạt 1,73%.

Hàm lượng protein và đường khử trong hạt của các dòng chọn lọc có nguồn gốc từ giống CR203 qua xử lí chịu mặn đều cao hơn giống gốc, chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

tỏ trong tế bào hạt của các dòng có khả năng duy trì áp suất thẩm thấu cao hơn so với giống gốc, nhờ đó khả năng giữ nước được tăng lên đáng kể.

Các dòng chọn lọc này tiếp tục được xử dụng làm nguyên liệu để đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn hạt nảy mầm và giai đoạn mạ 3 lá.

Bảng 3.3. Hàm lượng protein, đường khử trong hạt của các dòng chọn lọc và giống gốc (Đơn vị: % khối lượng khô)

STT Dòng Hàm lượng protein Hàm lượng đường khử

X % so với ĐC X % so với ĐC 1 CR203 8,23±0,14 100,00 1,64±0,15 100,00 2 R3.CR1 8,64±0,36 104,98 1,73±0,53 105,49 3 R3.CR3 8,96±0,42 108,87 1,92±0,05 117,07 4 R3.CR8 9,15±0,16 111,19 1,76±0,24 107,32 5 R3.CR14 8,31±0,12 100,97 1,84±0,09 112,20 6 R3.CR15 8,91±0,04 108,26 1,85±0,11 112,80

Một phần của tài liệu đánh giá một số dòng lúa có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mặn (nacl) (Trang 38 - 39)