2 Những biến động trong hoạt động sản xuất, môi trường đầu tư, cán cân thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế hiện nay (Trang 32 - 34)

tư, cán cân thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô

Đối với hoạt động sản xuất

Giá cả của nguyên nhiên vật liệu, chi phí đầu vào như giá xăng dầu, giá phân bón, giá than, vật liệu xây dựng… tăng khá cao khiến các doanh nghiệp phải nâng giá sản phẩm đầu ra để đảm bảo lợi nhuận. Giá cả tăng cao có tác động tiêu cực đến sức tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng thiết yếu. Chẳng hạn người dân sẽ giảm bớt hoặc thay thế các sản phẩm thịt cá bằng các loại rau củ, việc xây tòa nhà 4 lầu sẽ thay thế cho kế hoạch 5 lầu để giảm bớt các chi phí vật liệu xây dựng. Khi nhu cầu giảm mạnh thì trong thời gian dài sẽ làm cho lượng cung trên thị trường giảm theo, tức là khối lượng sản phẩm đầu ra không thể tăng lên. Hơn nữa, khi có lạm phát, doanh nghiệp có thể tăng lương cho công nhân do giá sản phẩm đầu ra tăng lên nhưng thực tế đã cho thấy tốc độ tăng lượng không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát, người công nhân cảm thấy họ cần được hưởng mức lương cao hơn để đảm bảo đời sống. Đòi hỏi tăng lương không được đáp ứng tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng nghỉ việc, thất nghiệp. Như vậy, lạm phát không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất mà về mặt lâu dài sẽ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp, đe dọa sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Hơn thế nữa, chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ sẽ phần nào đó làm giảm các hoạt động đầu tư công. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì về trong tương lai nền kinh tế dễ bị đẩy vào tình trạng suy thoái.

Đối với môi trường đầu tư:

Về bản chất, lãi suất chính là chi phí của việc vay tiền. Nhà kinh tế Fisher cho rằng: tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ tiếp tục làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Tuy nhiên, ông Fisher mới chỉ xét quan hệ này về mặt lý thuyết còn trên thực tế thì sự gia tăng lãi suất danh nghĩa vẫn chưa “đuổi kịp” được tốc độ lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2007 là 12.6% thế nhưng đến tháng 1/2008 lãi suất danh nghĩa của các ngân hàng mới tăng lên 12%/năm và hiện tại giới hạn ở lãi suất trần 11%/năm. Vì vậy khi mức lạm phát cao hơn lãi suất tiết kiệm thì tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế phải chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao như địa ốc, bất động sản, hậu quả tất yếu là tình trạng đầu cơ trong những ngành siêu lợi nhuận. Như trên đã trình bày, giá cả tăng cao dẫn đến cả mức tiêu dùng của người dân lẫn khối lượng sản xuất sẽ giảm. Sự mất cân bằng giữa giá trị thực tế của đồng tiền với khối lượng hàng hóa được sản xuất có nguy cơ gây ra một nền kinh tế bong bóng.

Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng cùng với những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay nên vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại thiếu, đặc biệt ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá lớn. Điều này gây ra những rủi ro rất lớn trong việc đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng như tính thanh khoản của ngân hàng. Các khoản cho vay của ngân hàng sẽ trở thành những khoản nợ khó đòi và kéo theo đó là sự phá sản của các doanh nghiệp, sự sụp đổ của các tổ chức tài chính.

Đối với cán cân thương mại:

Ở Việt Nam, xuất khẩu chiếm 60% GDP của cả nước. Trong tình hình lạm phát bùng nổ như thế này thì hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng như thế nào. Thông thường, để đối phó với lạm phát, ngân hàng thường

áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ, cụ thể là thông qua việc tăng lãi suất, hạn chế các hoạt động cho vay. Tuy nhiên ảnh hưởng của các chính sách này có thể dẫn dến “ách tắc” các khoản tín dụng cho các nhà xuất khẩu, hoạt động sản xuất các ngành hàng xuất khẩu bị ứ đọng. Khi hoạt động xuất khẩu giảm, kết hợp với việc neo giữ quá lâu giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ trên thị trường ngoại tệ. thì tình trạng nhập siêu, mất cân bằng trong cán cân thương mại là tất yếu.

Chính vì tác động tiêu cực của lạm phát như vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng “Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi.”

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT HIỆN NAY NAY

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế hiện nay (Trang 32 - 34)