Mục tiêu “dân giàu” có giữ vững được trong tình hình hiện nay không?

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế hiện nay (Trang 30 - 32)

nay không?

Năm 2000 là thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát. Trước tình hình đó, từ năm 2004, chính phủ đã liên tục gia tăng cung tiền bằng cách in tiền.. Một lượng tiền lớn nhất trong vòng 12 năm qua được chính phủ “bơm” vào nền kinh tế cuối năm 2007 có thể coi như là một cái “ngưỡng” để các loại giá cả thi nhau leo thang. Những biến động bất lợi ngoài tầm dự đoán như vừa qua của kinh tế toàn cầu và giá cả thị trường thế giới đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước với mức độ mạnh hơn nhiều so với trước đây và so với nhiều nước khác.

Có nhiều người không nghĩ rằng lạm phát là một loại thuế. Thực tế, chẳng có ai nhận được chứng từ yêu cầu phải nộp loại thuế này từ chính phủ. Vậy ai là người nộp loại thuế lạm phát này? Chính người giữ tiền phải nộp thuế này. Việc in tiền để tạo nguồn thu cũng giống như việc áp dụng thuế lạm phát. Khi giá cả tăng, giá trị thực tế của số tiền trong túi bạn giảm xuống, sức mua của đồng tiền trong tay bạn bị giảm xuống.

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể và được ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Không chỉ riêng tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua mà chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng ở mức chưa từng có. Năm 2007, chỉ số tăng trưởng 8,48% so với chỉ số giá tiêu dùng 12,63% quả là có sự khập khiễng quá lớn. Điều này lý giải vì sao, mặc dù chính phủ đã không ngừng tăng lương trong thời gian trở lại đây, nhưng người làm công ăn lương vẫn cảm thấy chất lượng đời sống của mình ngày càng giảm sút ngay trong chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày. Mấy tháng gần đây, hàng nghìn công nhâncác nhà máy dệt may ở ngoại vi thành phố HCM, nơi có vốn đầu tư của Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, đã đình công đòi tăng lương cho kịp với tốc độ lạm phát.

Với tỷ lệ 80% dân số làm nghề nông thì nông dân là lực lượng đông nhất, nghèo nhất, nên tác động của lạm phát lên lực lượng này là lớn nhất, đặc biệt là ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Có một câu hỏi đặt ra là: giá lương thực, thực phẩm tăng thì nông dân sẽ được lợi chứ sao lại bị thiệt? Đó là xét về đầu ra, nhưng ở đầu vào giá vật tư nông nghiệp còn tăng cao hơn. Giá đầu ra tăng như thế, nhưng đó là giá cuối cùng, bởi người nông dân không trực tiếp bán cho người tiêu dùng mà còn phải chia cho thương lái, người nông dân chỉ được một phần nhỏ trong số đó.

Nếu vừa được mùa, vừa được giá thì mới có lợi, còn nếu được giá nhưng mất mùa thì có khi nhiều nông dân còn khổ hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w