7. Cấu trúc đề tài
2.2.3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Đây là phương pháp dạy học mà trong đó, GV chọn, giới thiệu mẫu lời nói ( Mẫu có thể là câu, là đoạn, là văn bản) rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của mẫu, trên cơ sở đó bắt chước mẫu một cách sáng tạo vào lời nói của mình. (Thao tác: đưa mẫu - hướng dẫn phân tích mẫu - hướng dẫn mô phỏng tạo lời nói theo mẫu - kiểm tra đánh giá).
VD1: Hãy tìm tiếng có chứa vần iên hoặc uyên Mẫu : Liên hoàn - iên
Bóng chuyền - uyên
Rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng dẫn cho HS dựa theo mẫu lời nói đã được SGK xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. HS có thể dựa theo các mẫu của SGK, của GV để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn...
Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học chính tả có cách thể hiện riêng. Đó là sự vận dụng các qui tắc hay mẹo luật chính tả vào trường hợp tương tự. Khi thực hiện các bài tập về chính tả âm – vần, HS sử dụng các thao tác so sánh, điền thế, phân tích, tổng hợp theo một qui trình mẫu hoặc do GV hướng dẫn, nhờ mẫu này HS có thể làm bài tập một cách chủ động .
Luyện tập theo mẫu còn thể hiện ở việc viết theo một mẫu cho trước, mẫu đó có thể là một bài chính tả tập chép trong SGK hoặc do GV viết lên bảng,
chính vì điều này bài chính tả được lựa chọn viết mẫu phải mẫu mực không chỉ về hiện tượng chính tả mà còn là văn bản mẫu về nội dung, cách sử dụng từ ngữ. Dựa vào cấu trúc bài tập chép trong SGK GV yêu cầu HS giải quyết yêu cầu từng phần. Nếu bài tập chép là hình thức “nhìn bảng” GV cần chép văn bản mẫu lên bảng một cách cẩn thận, chính xác, chữ viết và hình thức trình bày phải thật mẫu mực. Đối với hình thức “ nhìn sách” GV cần nhắc nhở HS chuyển đúng hình thức chữ in sang hình thức chữ viết tay tương ứng.
Ngoài ra GV cần gợi ý, hướng dẫn HS để HS viết đúng, viết đẹp, không tẩy xóa và đảm bảo tốc độ viết như đã qui định cho từng bài viết. Trọng tâm của sự chú ý ở phần luyện viết đúng trong bài tập chép là chữ ghi tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh, dễ lẫn lộn hoắc tiếng khó, vần khó. GV cần giúp HS phát hiện, nhớ cách viết đặc biệt là ghi nhớ mặt chữ của các từ khó.
VD1: Em hãy chép lại một đoạn trong bài “ Cóc kiện trời” (TV3)