7. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Phương pháp giao tiếp
Là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp (sản sinh lời nói) trên cơ sở phân tích ảnh hưởng chi phối của các nhân tố giao tiếp tham gia vào quá trình. Phương pháp này có thể được vận dụng trong dạy học về từ ngữ, câu, phong cách học, làm văn, ... Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho HS. (Thao tác cơ bản) Tạo tình huống và định hướng giao tiếp - Phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp tham gia để xác định điều kiện và nhiệm vụ - Lựa chọn phương tiện tạo lời nói theo nhiệm vụ - Kiểm tra đánh giá lời nói).
Phương pháp giao tiếp được thể hiện ở việc GV tổ chức tiết học bằng cách giao nhiệm vụ học tập sao cho HS tích cực chủ động tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả.
Tùy từng phân môn cụ thể, phương pháp giao tiếp mang những đặc trưng riêng biệt và theo nó cần phải có những thao tác phù hợp. Tuy vậy, cần có nắm vững những thao tác sau đây:
Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của HS
HS phải định hướng giao tiếp: nói với ai, nói về cái gì, nói những cái gì, nói và viết trong hoàn cảnh nào; HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp mà vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra lời nói cụ thể.
Hình thức dạy học giao tiếp trong chính tả rất đa dạng bao gồm cả nghe- nói – đọc- viết. Thao tác nghe trong phân môn chính tả vừa là nghe đọc bài chính tả vừa là GV hoặc các bạn nói về hiện tượng chính tả, qui tắc chính tả. Với chính tả Đoạn - bài thao tác nghe còn được thực hiện từ giờ tập đọc trước đó, nếu bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc đã học.
Thao tác được HS thực hiện khi học bài Chính tả Đoạn – bài hay bài
Chính tả Âm – vần.
Thao tác nói được HS sử dụng khi các em trả lời nội dung bài viết, về
nghĩa từ hay phân biệt cách viết các chữ.
Trong giờ chính tả thao tác viết được sử dụng thường xuyên nhất, từ bước kiểm tra bài cũ hay bước viết Chính tả đoạn –bài (bao gồm cả việc luyện viết đúng ) và các bước làm bài tập Chính tả âm – vần.
Để HS giao tiếp tốt GV phải soạn hệ thống câu hỏi, bài tập phong phú, đa dạng phù hợp đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ và vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội của HS .
GV cần phải tạo tình huống để HS tham gia vào hoạt động giao tiếp một
cách hòa hứng nhẹ nhàng, thoải mái.
VD : GV có thể tổ chức cho HS các tổ thi trả lời câu đố có chứa các lỗi chính tả mà HS hay mắc phải. Trước tiên GV sẽ đọc câu đố và một HS lên bảng ghi điểm cho các nhóm. Nhóm nào giơ tay nhanh nhất sau khi GV đọc xong câu hỏi sẽ dành quyền trả lời, trả lời đúng ghi 10 điểm, sai không có điểm và nhường
quyền trả lời cho nhóm bạn, sau khi đã trả lời hết các câu hỏi cả lớp sẽ cùng đếm câu trả lời đúng của các nhóm và cộng điểm, sau cùng cả lớp cùng tuyên dương nhóm xuất sắc nhất.
Tạo hứng thú học tập cho HS nhằm giúp HS ham thích học chính tả, HS không những đọc đúng, viết đúng chính tả mà còn mở rộng được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.