Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn (Trang 81 - 112)

10

2.4.5. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện ở nhiều mặt, song chúng tôi xin lấy 3 tiêu chí thể hiện kết quả đó:

- Dựa trên đánh giá của GV quan sát giờ dạy.

- Ý kiến phản hồi của HS về kỹ năng được hình thành trong giờ học - Đánh giá của người dạy dựa trên kết quả bài kiểm tra kiến thức cuối giờ học và các kỹ năng được hình thành theo tiêu chí đánh giá.

2.4.5.1. Đánh giá của GV quan sát giờ dạy

Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của GV dạy Lịch sử ở trường THPT Triệu Thái. Về cơ bản, ý kiến nhận xét của GV tập trung trên các phương diện: nội dung, phương pháp và kết quả.

Nhìn chung, bài thực nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức. Ngoài ra còn có những nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao và bổ ích, kích thích được hứng thú của HS. Bài dạy sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại; không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Qua đó, phát huy được tính tích cực chủ động của HS. HS được rèn luyện những kỹ năng quan trọng, chất lượng bài dạy được nâng cao rõ rệt.

2.4.5.2. Ý kiến phản hồi của HS

Ở lớp học đối chứng, với cách dạy thông thường, HS chỉ được rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật, sự kiện dựa theo những nội dung kiến thức cho sẵn và sự gợi ý của GV. Những kỹ năng khác như: làm việc

nhóm, thuyết trình, khai thác, thu thập tài liệu... hầu như không được quan tâm. Chính vì thế, HS quen với lối học thụ động, tiếp thu kiến thức một chiều, chỉ chú trọng vào kiến thức SGK và những câu hỏi GV đưa ra. Như vây, tư duy và óc sáng tạo của HS sẽ bị hạn chế.

Ngược lại, ở giờ học thực nghiệm với cách dạy học sử dụng tài liệu trên Internet, HS tự tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đánh giá, sắp xếp thông tin cho phù hợp với yêu cầu của GV, hoàn thành nhiệm vụ bài học. Trong quá trình thực hiện, HS sẽ hình thành được kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu, phản biện khoa học cũng như kỹ năng trình bày, sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông, đánh giá các nhóm khác... Những kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống sau này.

Để chứng minh điều đó, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra thu thập ý kiến HS trước và ngay sau tiết dạy (Phụ lục 6). Kết quả điều tra được thể hiện thông qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.4. Bảng khảo sát mức độ kỹ năng HS đƣợc hình thành sau giờ học thực nghiệm (tỉ lệ %)

Nội dung khảo sát Trƣớc TN (%) Sau TN (%)

MĐ1 MĐ 2 MĐ 3 MĐ1 MĐ 2 MĐ 3

1. Kỹ năng sử dụng các

công cụ tìm kiếm 88.8 7.7 3.5 18.9 38.7 42.4 2. Kỹ năng thu thập, chọn

lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học

60.4 20.2 19.4 16.5 25.8 57.7 3. Kỹ năng trao đổi, thảo

luận trong nhóm 50.5 34.9 34.7 23.6 27.8 48.6 4. Kỹ năng sử dụng tài liệu

trên internet kết hợp với SGK và các loại tài liệu khác

Như vậy, qua bảng khảo sát ta thấy, thực tế áp dụng hình thức học tập theo phương pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, mức độ hình thành kỹ năng của HS được tăng lên một cách rõ rệt. Nếu như trước khi tiến hành thực nghiệm các kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS mới được hình thành chủ yếu ở mức độ 1 thì sau khi thực nghiệm mức độ 3 (HS có kỹ năng) tăng lên một cách rõ rệt. Kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm của HS trước khi thực nghiệm (Mức độ 3) chỉ là (3.5 %) thì sau khi thực nghiệm con số này lên tới (42.4 %); tương tự kỹ năng thu thập chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học từ (19.4 %) lên (57.7%); kỹ năng trao đổi thảo luận qua những tài liệu thu thập được trước thực nghiệm là (34.7%) còn sau thực nghiệm là (48.6%); kỹ năng sử dụng tài liệu trên internet kết hợp với SGK và các tài liệu khác từ (9 %) lên (54.9 %)… Như vậy, các biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet bên cạnh việc tăng cường khả năng ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức còn hình thành và rèn luyện rất nhiều kỹ năng quan trọng, cần thiết cho HS THPT.

2.4.5.3. Về thái độ, không khí học tập

Để đánh giá thái độ, không khí học tập của HS, chúng tôi đã tiến hành điều tra sau khi thực nghiệm. Câu hỏi tập trung chủ yếu về một số nội dung như: Mức độ tham gia xây dựng bài của HS? Lớp học có sôi nổi hay không? (Phụ lục 7). Kết quả thu được qua tiết dạy đối chứng và thực nghiệm như sau:

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp thái độ học tập của HS (Theo tỷ lệ %) CÁC TIÊU CHÍ Giờ học đối chứng

(37 HS)

Giờ học thực nghiệm (38 HS)

Ghi chú

Thái độ học tập Có Không Có Không

HS chủ động tìm kiếm và

xử lý tài liệu 10.2 89.8 96.0 4.0

HS trình bày kiến thức bài học qua bài hùng biện, publisher, powerpoint

0 100 97.6 2.4

HS tự đánh giá được kết quả của mình dựa vào bảng hướng dẫn

8.2 91.8 87.8 12.2

Lớp học trầm 81.6 18.4 8.2 91.8

Lớp học sôi nổi 20.1 79.9 95.9 4.1 Ít HS tham gia xây dựng

bài học 71.4 28.6 6.1 93.9

Nhiều HS tham gia xây

dựng bài học 24.5 75.5 95.9 4.1

Bảng số liệu trên cho thấy, thái độ học tập ở lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Ở lớp đối chứng: 89.8% ý kiến HS không chủ động tìm kiếm và xử lý tài liệu, 100% HS không trình bày kiến thức bài học qua thuyết trình báo cáo, thuyết trình kết hợp Powerpoint, thuyết trình kết hợp tranh ảnh, sơ đồ hóa ND; 8.2% HS tự đánh giá được kết quả của mình dựa vào bảng hướng dẫn; 81.6% ý kiến HS cho rằng lớp học trầm; 71.4% HS đồng ý với ý kiến ít HS tham gia xây dựng bài học. Lý do của vấn đề này là: HS chỉ trả lời những câu hỏi GV đưa ra mà không chủ động đề xuất ý kiến, tìm kiếm thông tin phục vụ bài học.

Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm 96.0% HS chủ động tìm kiếm và xử lý tài liệu, 95.9% HS hiểu và chủ động tham gia vào bài học; Trên thực tế, có thể

dễ dàng so sánh không khí, thái độ học tập giữa 2 lớp. Với lớp thực nghiệm, HS được chủ động tìm kiếm tài liệu, trình bày sản phẩm của nhóm mình, các em đã rất hăng say và thích thú với nhiệm vụ của mình. Điều này thể hiện trong biên bản hoạt động nhóm và phiếu phản hồi của học sinh sau khi kết thúc bài học. Nhiệm vụ được các nhóm phân công hợp lý, mỗi thành viên đều tham gia vào việc hoàn thiện các sản phẩm của nhóm. Do đó, sản phẩm của các nhóm HS được chuẩn bị chu đáo, ấn tượng, cả lớp HS đều tích cực tham gia trong không khí sôi nổi và hào hứng.

Và chính không khí học tập sôi nổi, HS chủ động tham gia xây dựng bài học đã kích thích hứng thú học tập của các em, làm cho kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

2.4.5.4. Đánh giá của người dạy

Bài kiểm tra kiến thức

Cuối giờ học, chúng tôi đã tiến hành cho học sinh ở cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra ngắn trong 15 phút để ôn tập và đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS (Phụ lục 4).

Câu hỏi trong đề kiểm tra, nội dung chủ yếu bám sát nội dung chính của bài học nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của HS và giúp các em nhớ bài ngay trên lớp. HS làm bài kiểm tra với thái độ nghiêm túc.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp TN và ĐC theo nhóm điểm và tỷ lệ % Điểm số Lớp thực nghiệm (Tổng số 38 HS) Lớp đối chứng (Tổng số 37 HS) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Giỏi (9 - 10) 14 36.8 5 13.5 Khá (7 - 8) 17 44.7 20 54.1 Trung bình (5 - 6) 5 13.2 8 21.6 Yếu kém (< 4) 2 5.3 4 10.8

36.8 13.5 44.7 54.1 13.2 21.6 5.310.8 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém Lớp TN Lớp ĐC

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC

Như vậy ta có thể thấy: Ở lớp đối chứng tỉ lệ điểm yếu kém chiếm 10.8%, số lượng đạt điểm giỏi thấp 13.5%. Trong khi đó ở lớp thực nghiệm, số lượng điểm yếu kém thấp: 5.3% và tỉ lệ điểm khá giỏi cao hơn nhiều: 81.5%. Qua đó, có thể khẳng định, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng

Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã khẳng định bước đầu hiệu quả của các biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS.

Quá trình thực nghiệm khẳng định các biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet không những giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho HS; Đồng thời phát triển khả năng tư duy thực hành của HS. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói riêng, chất lượng học tập nói chung.

Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Đây chính là những gợi ý, tham khảo bổ ích cho GV, sinh viên các trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, cho GV và HS ở trường THPT trong việc thực hiện tốt việc hướng dẫn cho HS trong học tập môn Lịch sử.

Tiểu kết chƣơng 2

Xuất phát từ cơ sở lý luận, mục tiêu, nhiệm vụ, những đặc trưng riêng của bộ môn, và nội dung chương trình… chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS THPT và vận dụng vào phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại như: kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm; kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học; kỹ năng trao đổi thảo luận trong nhóm; kỹ năng sử dụng tài liệu trên internet kết hợp với SGK và các tài liệu khác. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy nếu học sinh được hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet thì hiệu quả học tập sẽ được nâng cao.

Tuy nhiên, để HS hình thành được kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet không thể làm được ngay trong một tiết học, một chương mà cần phải được rèn luyện lâu dài, theo cả một quá trình. Các kỹ năng này có nội dung và biện pháp hình thành khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. Do đó, trong quá trình giảng dạy, GV phải chú ý hình thành cho HS những kỹ năng cơ bản để nâng cao chất lượng học tập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS trong học tập môn Lịch sử, chúng tôi đưa ra một số kết luận khoa học như sau:

Về lý luận: internet là một công cụ lưu trữ và tìm kiếm thông tin mãnh mẽ, hiệu quả trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Những tiềm năng và lợi ích mà internet mang lại cho con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong giáo dục, dạy học là rất lớn.

Bộ môn Lịch sử có những đặc trưng riêng biệt, bởi dạy học lịch sử là dạy những điều đã qua, không lặp lại. HS không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra. Vì vậy, sử dụng tài liệu khai thác trên internet là rất cần thiết giúp HS nắm vững, đào sâu kiến thức, hình thành những phẩm chất cần thiết: sự sáng tạo, độc lập, phát huy năng lực nhận thức và năng lực thực hành cho HS, đây là một hướng tiếp cận hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập bộ môn trong nhà trường.

Về thực trạng cho thấy: nhiều GV chưa chú trọng và chưa có biện pháp hợp lý để hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS trong học tập Lịch sử. Các em chưa biết làm việc với tài liệu khai thác trên internet một cách chủ động, còn gặp nhiều khó khăn.

Để hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, GV có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: sử dụng các công cụ tìm kiếm; thu thập, chọn lọc, sắp xếp tài liệu; trao đổi, thảo luận trong nhóm; kết hợp tài liệu khai thác trên internet với SGK và các loại tài liệu khác… Các biện pháp trên chỉ phát huy hiệu quả khi GV có sự hướng dẫn phù hợp, linh hoạt, bản thân HS cũng cần tích cực tham gia. Có như vậy các kỹ năng trên mới được hình thành và phát triển thuần thục.

2. Khuyến nghị

- Nâng cao nhận thức, đặc biệt là cho người học về vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT. Giúp mỗi GV và HS hiểu được rằng kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet phục vụ cho học tập là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như hiện nay.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho GV và HS, giúp người dạy, người học biết cách giới hạn thông tin, biết sử dụng các công cụ tìm kiếm, biết cách lưu và tải thông tin, biết cách chọn lọc và xử lý thông tin sau khi khai thác được…

- Nên có sự khuyến khích đối với GV và HS khi họ khai thác và sử dụng hiệu quả tài liệu khai thác trên internet trong dạy và học bộ môn. Khi cần thiết, hãy coi đây là một tiêu chí quan trọng trong kiểm tra, đánh giá người dạy- người học. Bản thân mỗi GV trong quá trình giảng dạy nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi, những bài tập nhận thức, những yêu cầu học tập đòi hỏi người học phải khai thác và sử dụng tài liệu tìm kiếm trên internet…Đây chính là cơ hội, là điều kiện để hình thành các kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Tú Anh (2005), “Sử dụng internet trong dạy học”, Tạp chí thiết bị

dạy học (2), Tr. 26.

2.Nguyễn Gia Cầu (2007), “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài

liệu”, Tạp chí giáo dục (177), Tr. 12.

3.Nguyễn Thị Côi (2007), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

4.Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2011), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ

sư phạm môn lịch sử. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

5.A.G. Côvaliốp (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà nội. 6.Dự án Việt- Bỉ (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên

tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tài liệu

tập huấn trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

7. Dự án Việt Nam- Australia (2002), Tài liệu chương trình tập huấn đào tạo giảng viên, tập 1. Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

8. N.G. Đai Ri (1980), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

9.Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề Giáo dục- Đào tạo. Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

10. A.P. Ênipốp (1971), Những cơ sở lý luận của dạy học, tập 2. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (1989), Tâm lý học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và

SGK. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn (Trang 81 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)