10
1.2.1. Thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học
lịch sử ở trường THPT
Để xác định cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát, dự giờ, trao đổi, điều tra qua phiếu thăm dò đối với GV và HS một số trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (THPT Triệu Thái; THPT Ngô Gia Tự; THPT Trần Nguyên Hãn).
1.2.1.1. Mục đích- nội dung khảo sát * Mục đích khảo sát
Điều tra thực tế việc dạy học Lịch sử ở các trường phổ thông nói trên nhằm thấy rõ tình hình khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS trong học tập Lịch sử nói chung và học tập phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại nói riêng, làm cơ sở đề xuất một hệ thống các kỹ năng khai thác và sử dụng
tài liệu trên internet và các biện pháp hướng dẫn hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet theo hướng dạy học tích cực.
* Nội dung khảo sát
Về phía giáo viên chúng tôi tập trung vào một số vấn đề sau:
- Những yếu tố mà giáo viên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử.
- Quan niệm của GV về ý nghĩa thực tiễn của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet; về sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Cách thức mà giáo viên tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp khi hướng dẫn HS cách khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Những kiến nghị đề xuất của giáo viên trong việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường trung hoc phổ thông.
Về phía học sinh chúng tôi tập chung vào một số vấn đề sau:
- Nhận thức của HS về ý nghĩa, vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Mức độ thường xuyên của học sinh trong việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Cách thức mà học sinh tiến hành trong việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của học sinh.
1.2.1.2. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành thăm dò, điều tra 12 GV và 200 HS thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (THPT Triệu Thái; THPT Trần Nguyên Hãn; THPT Ngô Gia Tự).
1.2.1.3 . Kết quả khảo sát
Đối với GV
Để có thể đưa ra những biện pháp hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS trong học tập Lịch sử, yêu cầu đầu tiên là những yếu tố người GV quan tâm để nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử.
Về những yếu tố GV quan tâm để nâng cao chất lượng dạy học, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.2. Những yếu tố GV quan tâm để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử
Stt Các yếu tố quan tâm Mức độ
Rất cần Cần Ko cần
SL % SL % SL %
1 Hình thành cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn
9 75 3 25
2 Bồi dưỡng cho học sinh 1 số kỹ năng tự học, thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học cho hs
7 58.3 5 41.7
3 Hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
12 100
4 Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học
8 66.7 4 33.3 5 Thay đổi cách thức kiểm tra, 5 Thay đổi cách thức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập
6 50 6 50
Bảng số liệu trên cho thấy, đa số GV có nhận thức khá đầy đủ về các yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. Trong đó việc hình thành cho HS kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet là rất cần thiết (100% ý kiến), tiếp đó là hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn (75% ý kiến), GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học (66.7% ý
kiến), bồi dưỡng cho HS một số kỹ năng tự học, thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học cho HS (58.3% ý kiến), thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (50% ý kiến). Trong thời công nghệ thông tin bùng nổ như vũ bão hiện nay, chúng ta có thể khai thác và sử dụng một nguồn kiến thức khổng lồ và cập nhật từ mạng internet.
Bên cạnh các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử, nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cũng là vấn đề quan trọng. Khi được đặt câu hỏi về ý nghĩa và sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử kết quả thu được như sau:
Bảng 1.3. Nhận thức của GV về ý nghĩa và sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử
Nội dung khảo sát Trả lời
1. Ý nghĩa việc khai thác và sử dụng tài liệu khai thác trên internet trong dạy học Lịch sử
SL %
- Làm cho môn Lịch sử nên hấp dẫn hơn 12 100 - Giúp cho học sinh tự học đạt hiệu quả cao 10 83.3 - Kích thích hứng thú, trí tưởng tượng của người học 8 66.7 - Góp phần phát triển tính độc lập, sáng tạo của người học 7 58.3 - Hình thành cho học sinh nhu cầu cập nhật tri thức bổ
ích.Tăng cường năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
12 100 - Hình thành cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập
4 33.3 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng học tập bộ môn
10 83.3 - Ý kiến
khác………
0
2. Sự cần thiết của việc hƣớng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
- Rất cần thiết 12 100
- Cần thiết 0
- Bình thường 0
Bảng số liệu trên cho thấy ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong dạy học Lịch sử hiện nay: phần lớn GV cho rằng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet làm cho môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn (100%), hình thành cho HS nhu cầu cập nhật tri thức bổ ích, tăng cường năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn (100%), giúp cho HS tự học đạt hiệu quả cao (83.3%), góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập bộ môn (83.3%), kích thích hứng thú, trí tưởng tượng của người học (66.7%), góp phần phát triển tính độc lập, sáng tạo của người học (58.3%), hình thành cho HS kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập (33.3%). Như vậy, hầu hết GV đã nhận định đúng, đầy đủ về ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập.
Về tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet: 100% GV khẳng định việc hướng dẫn HS cách khai thác và sử dụng tài liệu trên internet là rất cần thiết. Đây là con số cho thấy phần lớn GV đã đánh giá đúng vị trí, vai trò của việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử, qua đây sẽ góp phần giúp các em có phương pháp học tập, nắm vững tri thức, phát triển tư duy độc lập, hiểu được bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử cũng như khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào nhận thức vấn đề mới và thực tiễn.
Về mức độ thường xuyên trong việc hướng dẫn HS cách khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào học tập môn Lịch sử, qua xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau:
Mặc dù đa số GV đã hiểu đúng về ý nghĩa và vai trò của việc hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS nhưng chỉ có 25% GV rất thường xuyên, 33.3% GV là thường xuyên hướng dẫn HS cách khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, còn lại 25% là thỉnh thoảng và 16.7% là chưa bao giờ. Điều đó cho thấy GV cần chủ động và tích cực hơn trong việc hướng dẫn HS cách thức khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong quá trình học tập môn Lịch sử.
Biểu đồ 1.1. Mức độ GV hƣớng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào học tập môn Lịch sử
Bảng 1.4. Cách thức GV hƣớng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
Cách thức GV hƣớng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
SL %
- Hình thành cho học sinh một số kỹ năng khai thác mạng 11 91.7 - Giới thiệu các trang web bổ ích cho học sinh tra cứu 12 100 - Tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn về nội dung này 4 33.3 - Đưa ra các nhiệm vụ học tập đòi hỏi người học phải có
sự tìm tòi khai thác thông tin trên mạng
10 83.3
Về cách thức hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, phần lớn GV nhấn mạnh đến việc giới thiệu các trang web bổ ích cho HS tra cứu (100%), hình thành cho HS một số kỹ năng khai thác mạng (91.7%), đưa ra các nhiệm vụ học tập đòi hỏi người học phải có sự tìm tòi khai thác thông tin trên mạng (83.3%). Cách thức tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn HS
khai thác và sử dụng tài liệu trên internet chưa được các thầy cô quan tâm, sử dụng (33.3%).
Đối với câu hỏi: Những khó khăn trong quá trình hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, phần lớn GV cho rằng chưa được đào tạo kỹ năng khai thác mạng nên chưa biết cách khai thác hiệu quả nhất (100%), không có đủ thời gian (66.7%), điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế (41.7%). Còn một số GV cho rằng “Môn học không nhất thiết phải khai thác và sử dụng thông tin trên mạng” (21.1%); hay “cá nhân không thấy hứng thú” (10%).
Đối với HS
Để tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS trong học tập môn Lịch sử, chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 HS các trường THPT Triệu Thái, THPT Ngô Gia Tự, THPT Trần Nguyên Hãn, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.5. Nhận thức của HS về mức độ quan tâm, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
Nội dung khảo sát SL %
1. Mức độ quan tâm của HS đến vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
- Rất quan tâm 200 100
- Quan tâm - Bình thường - Không quan tâm
2. Ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
- Làm cho môn Lịch sử nên hấp dẫn hơn 166 83 - Giúp cho học sinh tự học đạt hiệu quả cao 188 94 - Kích thích hứng thú, trí tưởng tượng của người học 157 78.5 - Góp phần phát triển tính độc lập, sáng tạo của người học 193 96.5 - Hình thành cho học sinh nhu cầu cập nhật tri thức bổ ích.
Tăng cường năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
182 91 - Hình thành cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập
130 65 - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn 120 60 - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn 120 60
Qua bảng số liệu trên ta thấy, 100% HS rất quan tâm đến vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào học tập Lịch sử và các em đã nhận thức khá đầy đủ về ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internnet trong học tập như: góp phần phát triển tính độc lập, sáng tạo của người học (96.5%), giúp cho HS tự học đạt hiệu quả cao (94%), hình thành cho HS nhu cầu cập nhật tri thức bổ ích, tăng cường năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn (91%), làm cho môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn (83%), kích thích hứng thú trí tưởng tượng của người học (78.5%), hình thành cho HS kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả của người học (65%), nâng cao chất lượng học tập bộ môn (60%).
Về tần suất khai thác thông tin trên mạng internet của HS, kết quả khảo sát cho thấy: phần lớn HS lên mạng để khai thác, tìm kiếm thông tin là “tùy vào yêu cầu của bài học và thầy cô” (55%), 15% HS được hỏi ý kiến “thỉnh thoảng” có lên mạng để tìm kiếm thông tin, 5% HS chọn mức độ “thường xuyên”, 15% HS có tần suất lên mạng khai thác thông tin “1 lần 1 tuần” và 10 % HS “2 lần trở lên trên 1 tuần”. Như vậy, chúng ta có thể thấy được HS chưa tự giác trong việc tự làm phong phú thêm tri thức và hiểu biết của mình. Nếu thầy cô không yêu cầu tìm kiếm khai thác thông tin trên mạng để giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó thì có lẽ các em cũng không tự đặt ra mục đích này khi lên mạng tìm kiếm thông tin.
Để tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào học tập môn Lịch sử, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Bạn đánh giá việc khai thác thông tin trên mạng của mình ở mức độ nào?”, kết quả thu được như sau: Theo tự đánh giá của HS, kỹ năng khai thác tài liệu trên internet của các em ở mức độ “bình thường” chiếm số lượng cao nhất (62.5%), 5% HS nhận thấy kỹ năng khai thác tài liệu trên internet của mình ở mức độ “Thành thạo”, không có HS nào đánh giá mình đạt đến độ “Rất thành thạo” trong khai thác tài liệu trên internet, đặc biệt có tới 37% HS nhận thấy mình “chưa thành thạo” khi tiến hành khai thác tài liệu trên internet.
Chúng tôi tìm hiểu cụ thể những kỹ năng mà mà HS thường sử dụng khi khai thác tài liệu trên internet, các em cho biết thường tìm kiếm thông qua từ khóa và qua website tìm kiếm thông dụng nhất “Muốn biết cứ hỏi Google”. Chúng tôi hỏi thêm: “Bạn thường gặp những khó khăn nào khi tiến hành khai thác thông tin trên internet trong quá trình học tập môn lịch sử?”, phần lớn HS đều trả lời: Không có các kỹ năng tìm kiếm, tra cứu thông tin; không biết cách tìm kiếm thông tin thích hợp; không biết cách đánh giá độ tin cậy của thông tin.
1.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT
Thực trạng trên cho thấy, việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS trong học tập Lịch sử chưa cao. Tìm hiểu về nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 1.6. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc khai thác và sử dụng tài liêu trên internet
Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
Trả lời
SL %
- Không có điều kiện cơ sở vật chất tài chính 148 74 - Chưa ý thức được vai trò của công nghệ thông tin 89 44.5
- Không hứng thú 115 57.5
- Nội dung học không yêu cầu khai thác thông tin trên mạng
132 66
Qua số liệu thu được từ điều tra thực tế có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet xuất phát từ cả phía GV và HS.
1.2.2.1. Về phía giáo viên
GV đã nhận thức được vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập Lịch sử. Tuy nhiên, trong dạy học Lịch sử ở trường PT, GV vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống: thuyết trình, diễn giảng… ít mở rộng kiến thức. Điều này khiến HS cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú học tập. Việc thụ động tiếp nhận kiến thức phần nào hạn chế khả