Các trường, mỏ quặng loại này là những thành tạo metasomatit kiềm chứa quặng nằm trong những đứt gãy lớn của móng kết tinh và không thể hiện quan hệ rõ với các khối magma cụ thể. Các trường, mỏ quặng siêu biến chất được định vị trong đá granite gơnai hoặc những khe hẹp được lấp đầy bởi những tầng trầm tích – núi lửa bị biến chất. Quá trình thành tạo các loại mỏ quặng này liên quan mật thiết với các dung dịch nhiệt dịch sau biến chất có kali, natri hoạt tính cao và chứa quặng tantan, niobi. Các đứt gãy vây quanh những thành tạo metasomatit kéo dài hàng chục đôi khi hàng trăm km, dốc 60-70o và không kèm theo xâm nhập mafic hoặc siêu mafic chúng thường bao gồm nhiều hệ thống đứt gãy phức tạp chạy song song hoặc cắt chéo tạo thành các đới rộng 10-15km vị trí các trường, mỏ quặng trong các đứt gãy phụ thuộc vào các yếu tố cục bộ như các tầng đá thuận lợi, hình thành các kiến trúc, các màn chắn dung dịch nhiệt dịch.
Hình 50: Sơ đồ siêu biến chất các trương quặng trong khu vực
KẾT LUẬN
Như vậy, các kiểu kiến trúc trường quặng nói trên khống chế sự phân bố của các thân quặng trong phạm vi trường quặng và quyết định một phần hình thái các thân quặng đó. Tuy nhiên hình dạng của các thân quặng không những phụ thuộc các yếu tố kiến tạo, mà còn phụ thuộc vào thành phần trầm tích các đá vây quanh. Các tính chất vật lý của đá như: Độ dẻo và độ giòn, tính dễ biến dạng, độ thấm nước… cũng như hoạt tính hóa học quyết định hình thái các thân quặng nằm trong các đá đó. Trong các đá có hoạt tính hóa học, quá trình lắng đọng quặng thường xảy ra bằng cách thay thế trao đổi biến chất, nó cũng ảnh hưởng đến hình dạng thân quặng. Ở Việt Nam cũng có một số kiểu kiến trúc trường quặng điển hình như: trường pecmatit Thạch Khoán ở Phú Thọ, trường quặng thiếc ở Sơn Dương và trường quặng thiếc – vonfram ở Pia Oắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hoàng Đức Ngọc ( Chủ biên), Nguyễn Quang Luật, 2001 Bài giảng kiến trúc trường quặng,( Dùng cho sinh viên ngành Địa Chất)
1. Lê Như Lai, 1998. Địa kiến tạo và sinh khoáng. NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
2. Lê Như Lai, 2001.Giáo trình địa chất cấu tạo. NXB Xây dựng.
3. Nguyễn Quang Luật, 2009.Giáo trình địa chất mỏ khoáng.