Các trường và mỏ quặng biến chất xuất hiện do kết quả của các quá trình di chuyển và tập trung các tổ phần có ích trong các quá trình biến chất. Thuộc nhóm này có các mỏ
manhetit và flofopit trong skarnơ manhezit, fegmatit chứa mutscovitvaf đa kim loại hiếm, các mạch thạch anh áp điện … trong các tầng đá biến chất cổ.
*ví dụ mỏ điển hình: trường quặng fegmatit chứa mica vùng Kareli-Liên Xô
Hình 43 : Các mặt cắt ngang qua các mạch pegmatite chứa mica “theo N.Gorlop 1973”
1.Fegmatit ; 2. Gơnai ,biotit ; 3.Gơnai cao nhôm ; 4. Gơnai biotit và cao nhôm xen kẻ nhau ; 5. Thớ lớp ; 6. Trục nếp uốn bậc hai
Trong phạm vi trường quặng fegmatit chứa mica vùng Kereli - Liên Xô gặp hàng loạt các thân fegmatit dạng mạch, vỉa và thấu kính nằm trong đá gơnai. Các thân fegmatit dạng vỉa và thấu kính nằm chỉnh hợp với thớ lớp của đá vây quanh, phát triển ơ những khu vực đá vây quanh cắm dốc. Các thân quặng dạng mạch được hình thành trong quá trình thành tạo nếp uốn địa phương bằng cách lấp đầy các khe nứt cắt trượt được mở ra trong quá trình uốn nếp.
Trường fegmatit Thạch khoán - Phú Phọ có nhiều nét gần gũi với kiến trúc của trường quặng nói trên.
Hình 44: Trường fegmatit Thạch khoán –Phú thọ
Cũng như vậy trường quặng skarnơ Thạch Khê - Hà Tĩnh có nhiều nét là trường quặng biến chất. Tiêu biểu ở khu vực Thạch Khê – Hà Tĩnh. Quy mô lớn, nằm ở đói tiếp xúc
giữa granitoit tuổi Mz và các đá carbonat tuổi Paleozo. Khoáng sản liên quan la sắt. Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất cả nước
Hình45 : Sơ đồ mặt cắt ngang mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh
Hình 47: Mỏ biến chất scottisl vùng highlands
Hình 48: Đá hoa biến chất Quỳ Hợp-Nghệ An