Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 73 - 128)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Văn hóa tinh thần

đến nay

3.2.1. Tín ngƣỡng dân gian và tôn giáo

Quan niệm về thế giới: Theo quan niệm của người Sán Dìu cho rằng thế

giới gồm ba bộ phận, thế giới thần thánh, thế giới trần tục và thế giới của người chết, ba bộ phận này có mối quan hệ đan xen lẫn nhau. Họ cho rằng thế giới của thần thánh là thế giới cao siêu nhất chi phối thế giới trần tục và thế giới người chết. Từ đó họ sinh ra sùng bái các vị thần linh, cầu mong giúp họ một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Ông Chu Vân Tiến cho biết: Từ khi thế giới còn sơ khai, chưa có cây cỏ, vạn vật muôn loài, có ba vị thần “Tam thanh” có quyền lực cao siêu. Thượng Thanh là người bố, Thái Thanh là người con rể, Ngọc Thanh là người con trai. Khi đó trời đất đã có cung đình nhưng chưa có Ngọc Hoàng để trị vì thế giới. Người con rể là người đầu tiên đặt chân vào cung đình và ngồi vào vị trí đầu tiên (tức ghế Ngọc Hoàng), trở thành Ngọc Hoàng của thiên đình. Người cha đến sau ngồi vào vị trí bên trái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trở thành Thiên Kinh Nguyên Nhị Thiên Tôn. Như vậy bộ máy quản lý thiên đình hình thành, Bộ máy Thiên đình xem xét quản lý điều hành bộ máy quan lại. Bên dưới có hệ thống bộ máy quan lại giúp việc cho cung đình.

Thứ hai là thế giới trần gian, là thế giới của con người. Thế giới này hỗn độn có nhiều cái thiện và ác do bản tính con người sinh ra. Nhiệm vụ bộ máy cung đình diệt trừ cái ác, hướng con người làm những điều thiện. Cho nên được con người thờ cúng.

Sau khi con người chết đi sang một thế giới khác - thế giới thứ ba (Âm phủ). Thế giới này chỉ có linh hồn của người đã chết tùy theo mức độ thiện ác của con người mà sang thế giới bên kia sử tội. Hình thức sử tội có thể bị giam cầm, cho vào vạc dầu hoặc đầy xuống chín tầng địa ngục. Còn những linh hồn trong sáng có thể được siêu thoát trên cung đình [88, tr.112].

Thờ cúng tổ tiên: Nói đến tín ngưỡng thờ cúng của người Sán Dìu trước tiên chúng ta phải nói đến tục thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên chúng ta thấy có ở nhiều dân tộc. Đối với người Sán Dìu, thông thường mỗi gia đình của người Sán Dìu đều có một bàn thờ tổ tiên được đặt sát tường chính gian giữa, gian trung tâm của ngôi nhà chính. Trên bàn thờ đặt các bát hương đó là nơi tôn nghiêm nhất. Người Sán Dìu rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, trong những dịp lễ tết, hay dịp tết Thanh Minh…, người Sán Dìu thường quan tâm đến phần mộ của gia tiên của mình. Ở người Sán Dìu tùy theo dòng họ, có những dòng họ thường thờ đến 6, 7 đời... Đồ lễ dùng để cúng có thể là lễ chay hoặc lễ mặn trong những ngày “tảo mộ” con cháu thường về đông đủ để làm lễ gia tiên. Cầu mong những người đã khuất phục hộ cho con cháu làm ăn gập nhiều may mắn.

Ở các dân tộc khác, phần mộ người đã chết hết sức quan trọng đối với cuộc sống con người trên trần gian. Người Việt (Kinh) quan niệm: "Sống vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người đã khuất (được gọi là "tảo mộ" hay "tạ mộ") Đây là nét văn hóa tâm linh, phong tục tập quán của từng dân tộc.

Người Việt cứ đến các dịp tến nguyên đán con cháu lại tụ họp về ông bà cha mẹ, làm một mâm cơm cùng hương vàng tiền vàng lá, hoa quả tạ mộ. Đây chính là dịp để tưởng niệm hương hồn người đã khuất và để sửa sang lại phần mộ vốn được coi là “nhà cửa” của họ. Đối với người Sán Dìu ở Đại Từ tạ mộ cũng là dịp để sửa sang "nhà cửa" người quá cố, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên của mình. Họ quan niệm rằng “trần sao âm vậy” khi chết đi vẫn còn linh hồn tồn tại. Việc tưởng niệm vong hồn người chết lại chủ yếu ở nơi bàn thờ tại gia đình. Ngôi nhà đang ở của các con trai, cháu trai người Sán Dìu.

Trong dòng họ người Sán Dìu tất cả các con trai, cháu trai đều được đặt bàn thờ tổ tiên, đều được thờ vong hồn bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ đã qua đời. Phần mộ của người đã khuất thường được chôn gần nhau ở một nơi nhất định. Trước khi chôn cất, họ mời pháp sư xem phong thủy và trấn trạch. Hàng năm người Sán Dìu thường tả mộ một lần vào ngày mùng 3 tháng 3. Hoạt động tạ mộ của người Sán Dìu nay cơ bản vẫn giữ được nét văn hóa tâm linh độc đáo xưa truyền lại. Lễ vật tạ mộ ngoài xôi, 1 con gà luộc, thịt lợn luộc, rượu trắng, trái cây, tiền vàng mã… còn có thêm một số lễ vật đặc sắc khác như bánh và cơm ba màu (đỏ, đen, vàng). Mỗi lễ vật đặc sắc này đều có ý nghĩa riêng. Việc chăm sóc các phần mộ của người đã khuất có ý nghĩa cầu mong những người đã khuất phù hộ con cháu ắt khỏe mạnh, gia trung vô sự, phát đạt và thịnh vượng, làm ăn may mắn, công thành danh toại. Cơm 3 màu (màu đỏ, màu đen và màu vàng) được người Sán Dìu tạo nên bởi việc lựa chọn và sử dụng lá cây rừng có khả năng tạo màu sau khi đã đun nấu với nước, ngâm gạo nếp thổi xôi hoặc nấu bằng gạo tẻ, tùy vào khả năng "chế tác" của mỗi gia đình. Cơm ba màu tượng trưng cho "3 tấc đất" quấn thây người quá cố, là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình ảnh tượng trưng cho ngôi mộ. Việc cúng cơm 3 màu là để tạ ơn thổ công cai quản khu vực nơi phần mộ. Tất cả con cháu của người quá cố đều được đi tạ mộ.

Khi ra phần mộ, việc làm đầu tiên là người Sán Dìu thường thắp hương cúng sơn thần thổ địa, xin phép thổ thần được dọn dẹp, sửa sang lại “ngôi nhà” người quá cố. Sau đó, họ tập trung vệ sinh xới cỏ, phát cây quanh ngôi mộ hoặc đắp lại những chỗ ngôi mộ sạt lở do ngoại cảnh tác động. Ý nghĩa hàng năm sửa sang “nhà cửa” cho người đã khuất.

Sau khi đã phát dọn sạch sẽ khuôn viên nơi phần mộ, mâm lễ cúng được đặt ra. Người con trưởng tộc sẽ tiến hành nghi thức lễ tạ mộ. Ngôn ngữ sử dụng trong lễ nghi tạ mộ là ngôn ngữ của dân tộc Sán Dìu. Người đi trong đoàn tạ mộ cùng lễ bái.

Hóa tiền vàng xong, người ta thường bẻ cành cây có lá ở quanh ngôi mộ để quét sạch sân mộ, quét theo hướng quét vào ngôi mộ. Cành lá cây làm chổi quét mộ đó được họ mang về cài trên mái các chuồng nuôi gia cầm, gia súc để "lấy khước", có ý cầu mong nghiệp chăn nuôi của gia đình phát triển.

Sau khi tạ xong các phần mộ của gia đình, dòng tộc, họ trở về nhà, sắp một mâm lễ vật đầy đủ như mâm lễ cúng tạ ở ngoài phần mộ để cúng gia tiên, cung thỉnh vong hồn những người quá cố về tại gia thượng hưởng, chứng giám lòng thành của người trần gian trong dịp tạ mộ mỗi năm.

Thờ phật bà Quan Âm: Những người làm nghề thầy cúng, trong nhà thường thờ Phật Bà Quan Âm. Theo quan niệm của người thấy Phật Bà Quan Âm có tấm lòng từ bi, hỉ, xả, cứu rỗi độ chúng sinh. Việc thờ phật Bà Quan Âm có ý nghĩa phục hộ đội trì cho con cháu, xua đuổi tà ma, quỷ thần hay quấy nhiễu. Bàn thờ phật được làm ở một chỗ riêng, thường cao hơn bàn thờ tổ tiên. Những người thờ phật thường không mang thịt trâu, chó vào nhà để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ăn. Đây là nét đẹp của người Sán Dìu họ mong muốn cuộc sống bình yêu làm ăn may mắn.

Thờ tam Thanh: Cũng như việc thờ cúng thần phật, những người làm nghề thầy cúng thường thờ Tam thanh. Bàn thờ Tam Thanh được người thầy cúng tôn thờ được đặt ở một nơi riêng thường cao hơn bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người làm nghề tôn giáo thờ Tam Thanh là những vị thần linh cao nhất phù hộ cho họ, giúp cho họ tránh khỏi những vong hồn quấy nhiễu. Vì họ là những người thầy cúng thường xuyên phải tiếp xúc với những vong hồn của những người đã chết hay những quỷ thần quấy nhiễu họ. Ông Chu Vân Tiến (thầy cúng) kể lại rằng: “Từ khi trời đất còn hỗn độn thế giới còn sơ khai xuất hiện ba vị thần có quyền lực cao siêu, người ta gọi đó là Tam Thanh (tức ba vị thánh thần). Thượng Thanh là người bố, Thái Thanh là người con rể, Ngọc Thanh là người con trai. Khi đó trời đất đã có cung đình nhưng chưa có Ngọc Hoàng để trị vì thế giới. Trong một lần người cha (Thượng Thanh) đến của thiên đình nhưng thiên đình đã đóng cửa người cha bèn quay trở về. Ngày hôm sau người cha sai người con trai (Ngọc Thanh) đến của thiên đình nhưng thiên đình vẫn đóng cửa người con trai quay trở về. Ngày thứ ba người con rể (Thái Thanh) được giao nhiệm vụ đến cung đình nhưng lần này cung đình mở cửa, người con rể là người đầu tiên đặt chân vào cung đình và ngồi vào vị trí đầu tiên (tức ghế Ngọc Hoàng), trở thành Ngọc Hoàng của thiên đình. Người cha đến sau ngồi vào vị trí bên trái (Thái thượng Lão Quân). Người con trai đến sau cùng ngồi vào vị trí bên phải trở thành Thiên Kinh Nguyên Nhị Thiên Tôn. Bộ máy quản lý thiên đình hình thành, xem xét quản lý điều hành bộ máy quan lại. Bên dưới có hệ thống bộ máy quan lại giúp việc cho cung đình.

Chất liệu để vẽ tranh thường được làm bằng giấy bản, một loại giấy mầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người nghệ sỹ vẽ, trên chất liệu giấy bản, lấy kỹ thuật ở Trung Quốc. Mực được làm bằng những chất liệu từ lá cây rừng, người nghệ sỹ mang về pha chế để vẽ. Bức tranh Tam Thanh của người Sán Dìu là một công trình nghệ thuật độc đáo mà không có một dân tộc nào có. Nó phản ánh quan niệm đời sống tâm linh dân tộc Sán Dìu. Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu vẫn giữ được bản chất và cái “hồn” của người Sán Dìu ở Việt Nam.

Thờ Tổ Sư: Những người thầy cúng ngoài việc thờ thần, phật ra họ còn

thờ ông tổ của nghề cúng bái. Việc thờ Tổ Sư cũng giống như thờ tổ tiên và thờ ông táo.

Bà Mụ được đồng bào thờ cúng thờ trong nhà, bà Mụ được coi như một nữ thần như bà Mụ của Việt, mẹ Hoa của người Tày, Nùng…có nhiệm vụ nặn người đưa xuống trần, và trông nom trẻ nhỏ khi chưa khôn lớn. Bà Mụ được thờ ở những nhà khi các bà mẹ sinh con cầu xin bà Mụ che trở, bảo hộ cho trẻ nhỏ lúc sài đẹn, hay đau yếu.

Thờ Thành Hoàng, đây cũng là nét đẹp của đồng bào. Cùng với các tục lệ trên, người Sán Dìu còn có tục thờ Thành Hoàng làng. Địa điểm thờ Thành Hoàng làng là ngôi đình chung của thôn làng. Theo quan niệm của dân tộc Sán Dìu việc thờ Thành Hoàng làng để thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là một tập tục mang tính cộng đồng cao. Vị thần được người dân tộc Sán Dìu tôn thờ là Thành Hoàng chính là vị thần Thổ Địa. Đây là vị thần có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho làng bản, che chở cho cuộc sống của dân làng. Vị thần này có mặt ở mọi nơi trong làng bản, vì vậy mà mỗi làng bản của người Sán Dìu đều dành một nơi có địa thế linh thiêng cao rộng để xây dựng nơi ở cho các vị thần Thổ Địa. Thường vào ngày 1/1 âm lịch các gia đình trong làng bản đều cử một thành viên là người đại diện cho gia đình đến xin lộc cầu an, lễ vật mang theo gồm: 1 con gà, chai rượu, đĩa xôi, hoa quả, vàng tiền, vàng lá... Khi cả làng đã có mặt đông đủ người cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuổi trong làng (già làng) là những người có uy tín trong làng đọc bài văn cúng với nội dung cầu mong thần bảo vệ dân làng được mạnh khỏe, mùa màng bội thu, súc vật không bị dịch bệnh, người làng được no đủ. Khấn xong mỗi người lần lượt lên trước ban thờ thần xin đài âm dương để chọn người giữ cửa làm lễ trong năm. Khi có người xin được đài thì buổi lễ dừng lại vì họ cho rằng thần đã chọn ra được người có uy tín canh giữ đình làng trong năm. Người được lựa chọn được dân làng tín nhiệm và có nhiệm vụ vào mùng một, ngày rằm đến đình lo liệu công việc. Sau khi chọn được người giữ cửa xong mọi người hạ lễ và cùng ăn chung một bữa cơm vui vẻ.

Người Sán Dìu ở Đại Từ thờ những người có công với nước. Ông Chu Vân Tiến kể lại: “Người Sán Dìu ở Đại Từ thường lập đền thờ Dương Tự Minh, một người đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm dưới triều Lý”. Truyền thuyết kể rằng: “Dương Tự Minh vốn là con trai Dương Tự Thông ở Phủ Lý, Hợp Thành, Phú Lương. Hàng ngày Dương Tự Thông lên rừng đốn chặt nứa dùng bè trở về xuôi để bán mua gạo, muối để ngược về Phú Lương. Trong một lần về xuôi, Dương Tự Thông gập một người đàn bà ở Quán Triều (vốn là người Sán Dìu) hai người sinh tình cảm và lấy nhau. Hai người sinh hạ được một bé trai kháu khỉnh và đặt tên là Dương Tự Minh. Dương Tự Minh lớn nhanh tỏ ra là một người thông minh, sắc sảo. Hàng ngày Dương Tự Minh thường hay theo cha đi đơm đó, bắt cá. Trong một lần đi đánh cá Dương Tự Minh nhìn lên ngọn núi Sơn Cẩm có một làn mây lạ, Dương Tự Minh leo lên đỉnh núi bắt gập hai cô tiên đang chơi cờ. Do bị bất ngờ hai cô tiên đó không hóa thân kịp bèn gập Dương Tự Minh. Hai nàng tiên hỏi Dương Tự Minh có biết đánh cờ không? Dương Tự Minh khẳng khái trả lời, tôi biết đánh cờ. Hai bên bèn giao ước nếu Dương Tự Minh thua mất rỏ cá và không được nói cho ai biết trong chuyện ngày hôm nay, còn nếu hai nàng tiên thua sẽ phải ở lại trần gian và hôn ước Dương Tự Minh. Kết quả hai nàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên thua. Nàng tiên nói, “tiên và trần không thể lấy nhau”. Để giữ lời hứa của mình hai nàng tiên bèn cho Dương Tự Minh một chiếc áo tàng hình. Thời kỳ đó nhà Tống mang quân xâm lược nước ta, nhà Lý huy động nhân dân xây dựng kho tàng, tích trữ lương thảo. Thời kỳ đó dân tình đói khổ Dương Tự Minh thường hay mặc áo tàng hình lấy chộm quân lương của nhà Lý cứu chẩn cho những người nghèo khổ. Trong quân lương thường hay thiếu hụt, quan lai trông coi nghi ngờ. Trong một lần Dương Tự Minh vào kho lấy, áo tàng hình bị rách mảnh nhỏ. Dương Tự Minh đưa mẹ vá, nhưng người mẹ không biết đã vá miếng vải thường vào đó. Thời kỳ đó nhà Lý mất nhiều lương thảo đã nghi ngờ và hạ lệnh cho quân sỹ tìm bắt bằng được kẻ ăn cấp quân lương… Một lần Dương Tự Minh vào kho nhưng miếng vải may trên áo tàng hình lộ ra. Binh linh chỉ thấy con bướm bay vào, đâm ra nghi nghờ và cho vây bắt con bướm đó. Dương Minh bị bắt bị nhốt vào nhà lao. Nhà Tống sang xâm lược

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 73 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)