Tổ chức gia đình và dòng họ

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 43 - 48)

6. Bố cục của luận văn

2.1.Tổ chức gia đình và dòng họ

2.1.1. Tổ chức gia đình

Người Sán Dìu thường sống theo những gia đình nhỏ, trong đó người người chồng hoặc người cha làm chủ trong gia đình. Như vậy gia đình của người Sán Dìu thường là gia đình phụ quyền. Ông Chu Vân Tiến kể lại:

“Trước đây có hiện tượng gia đình lớn, thường là gia đình sống 4 đến 5 thế

hệ, ở đó mọi người làm chung, ăn chung, mọi của cải là của chung”. Nhưng

từ sau cách mạng tháng Tám, những gia đình lớn này không còn tồn tại nữa. Những gia đình phụ quyền còn tồn tại trong đó người chồng hoặc người cha làm chủ trong gia đình có quyền quyết định mọi việc. Nếu như có việc quan trọng các thành viên trong gia đình có quyền bàn bạc song không có quyền quyết định. Người con trưởng có uy tín trong nhà gần ngang hàng với người bố, chỉ có người con trai mới có quyền thừa kế tài sản của họ.

Người Sán Dìu thường ít sống riêng lẻ mà thường sống quây quần bên nhau. Mặc dù người con trai lớn khi lấy vợ có được ra ở riêng nhưng vẫn sống gần bố mẹ. Khi người con cuối cùng đi lấy vợ thì tài sản của người bố mới được đem phân chia cho các người con theo nguyên tắc công bằng ngang nhau (trâu, bò, ruộng vườn..). Riêng người con trai cả thường ở với bố mẹ, không được chia tài sản riêng. Tất cả người con trai phải thờ cúng bố mẹ khi bố mẹ qua đời.

Trong gia đình thường là hai thế hệ vợ chồng và con cái, nhưng người cả trong gia đình sống với bố mẹ thường 3 thế hệ, Bố mẹ, người con cả có vợ, những người con thứ chưa vợ và cháu. Thường mỗi gia đình khoảng từ 6 đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8 người, nhưng gia đình đông thường là 10 đến 12 người. ở người Sán Dìu rất ít trường hợp, hai anh em đã lấy vợ mà vẫn chung sống với bố mẹ.

Kinh tế chủ yếu nông nghiệp, thu nhập của gia đình chủ yếu là thóc lúa. Sau những vụ thu hoạch vợ chồng thường làm thêm những nghề phụ như nuôi lợn, đan lát, đánh cá, vào rừng săn bắt hái lượm để phụ giúp cho gia đình. Trong gia đình người Sán Dìu thì người con trai cả cũng là người tộc trưởng sau khi người cha mất đi, người con trai cả là người có quyền cao nhất, phải lo liệu xây dựng nhà cửa cho các em và cũng là người đứng ra để xây dựng dòng họ của mình.

Người phụ nữ trong gia đình người Sán Dìu hầu như không có quyền hành gì cả. “Họ chỉ có thể sinh đẻ và làm chủ cái bếp của mình, hàng ngày ngoài chuyện bếp núc người phụ nữ Sán Dìu tham gia các công việc đồng áng, như cáy, gặt, làm cỏ.. khi gia đình có công việc trọng đại thì người phụ nữ trong gia đình không có quyền quyết định chỉ có thế tham gia đóng góp. Sống trong gia đình, người phụ nữ Sán Dìu phải kính trên nhường dưới, phải

chăm sóc cha mẹ, chồng và con cái” [88, tr.112].

Việc phân công lao động trong gia đình cũng rất rõ ràng. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình thường làm những công việc nặng nhọc như cày bừa, gánh gồng... Người phụ nữ thường làm những công việc nhẹ nhàng hơn so với người đàn ông như cấy, gặt, làm cỏ ngoài đồng. Sau những vụ thu hoạch người đàn ông thường hay vào rừng để săn bắt hoặc khai thác gỗ còn người phụ nữ thường hái lượm rau rừng, măng, hoa quả...Cả hai vợ chồng đều phải có nghĩa vụ chăm sóc ông bà, con cái.

Như vậy do sự phát triển của xã hội hình thức đại gia đình không còn nữa, người Sán Dìu sống thành từng gia đình nhỏ. Từ xưa người Sán Dìu có ý thức tự giác dân tộc, ý thức nguồn gốc rất cao. Là một dân tộc cần cù lương thiện, người Sán Dìu không coi phải giàu sang là hạnh phúc. Họ quan niệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia đình hạnh phúc là người lắm con nhiều cháu. Mọi người kính trọng thương yêu nhau kính trên nhường dưới, thương yêu hòa thuận vợ chồng, kính trọng người cao tuổi. Do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến Nho giáo nên dẫn đến tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Gia đình có con trai thì gia đình đó mới vui vẻ, bố mẹ khỏi lo lắng lúc tuổi già.

Quan hệ gia đình, người chồng là người có quyền quyết định mọi công việc. Trong gia đình mọi người đều phải tôn trọng người lớn tuổi, con cái phải kính trọng cha mẹ, cháu chắt phải kính trọng ông bà. Khi cha mẹ không còn nữa người anh cả là người có quyền cao nhất có nghĩa vụ phụng dưỡng lúc tuổi già và thờ cúng khi chết. Khi cha mẹ chết, người con phải để tang 3 năm, hết tang mới được cưới xin. Trong gia đình người Sán Dìu sống rất nề nếp, mọi người con đều phải có đạo lý và nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ. Khi người phụ nữ đi lấy chồng, phải phục tùng kính nể chồng. Người vợ Sán Dìu rất mực thủy chung, sinh để và nuôi dạy con cái. Người phụ nữ Sán Dìu trước đây hầu như không có quyền hành gì, thân phận của người phụ nữ rất thấp kém.

2.1.2. Tổ chức dòng họ

Dòng họ là một tổ chức xã hội được cấu kết bởi những người cùng

chung dòng máu. Trong cuộc sống của dân tộc Sán Dìu dòng họ rất được coi trọng. Do cuộc sống nghèo khổ, lại phải di cư đến những vùng đất mới sinh sống, cho nên người Sán Dìu rất trân trọng dòng họ. Dòng họ là để cấu kết mọi người lại với nhau, bảo vệ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Người Sán định cư ở vùng đất huyện Đại Từ khoảng gần 300 năm. Dòng họ của người Sán Dìu khá đông đúc, như dòng họ Chu, Hoàng, Mậu, Dương, Lưu, Trình, Tộ, Trần, Đặng, Hà, Viên, Phạm...

Với người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, nhờ những tên đệm chặt chẽ cho từng thế hệ mà họ có thể nhận ra từng thứ bậc là anh em hay con cháu. Nếu là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người cùng dòng họ thì qua họ và tên đệm họ có thể nhận ra nhau. Do cuộc sống phải thiên di, định cư ở nhiều nơi khác nhau, nhưng qua họ và tên đệm họ vẫn có thẻ nhận ra nhau. Đã là người cùng trong dòng họ, theo quan hệ gần xa, họ có trách nhiệm giúp đỡ, gây dựng cho nhau. Người trong cùng dòng họ không có người nào được từ chối nhiệm vụ thiêng liêng đó.

Theo nguồn gia phả của dòng họ Chu, của ông Chu Vân Tiến 82 tuổi, ở xóm làng Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ đang lưu giữ cho ta thấy, dòng họ này di cư vào huyện Đại Từ đã được cho đến nay đã được chín đời. Gia phả của dòng họ Chu gồm 3 phần, ngoài bìa có ghi 3 chữ “Niên sinh bộ” (ghi ngày, tháng, năm sinh của gia phả dòng họ). Bên trong ghi 4 chữ “Chu thị

chung môn” (gia phả dòng họ Chu) và “Niên sinh bộ nhất bản kỷ mạc thất

(gia phả này có một bộ không được để mất).

- Thế hệ thứ nhất: Ông Chu Vân Ngại (trưởng họ) - Thế hệ thứ hai: Chu Thùy Quyền (trưởng họ) - Thế hệ thứ Ba: Chu văn Thống (trưởng họ) - Thế hệ thứ tư: Chu Thành Chính (trưởng họ) - Thế hệ thứ năm: Chu Ích Thông (trưởng họ) - Thế hệ thứ sáu: Chu Quỳnh Nguyên (trưởng họ) - Thế hệ thứ bảy: Chu Đức Xông (trưởng họ) - Thế hệ thứ tám: Chu Vân Tiến (trưởng họ) - Thế hệ thứ chín: Chu Thùy Ngọc (trưởng họ)

Qua gia phả dòng họ Chu cho ta thấy tên đệm của đời có sự khác nhau. Thế hệ 1 là Vân. Thế hệ 2 là Thùy. Thế hệ 3 là Văn. Thế hệ 4 là Thành. Thế hệ 5 là Ích. Thế hệ 6 là Quỳnh. Thế hệ 7 là Đức. Thế hệ 8 là Vân. Thế hệ 9 là Thùy. Như vậy cứ 7 đời, dòng họ Chu quay trở về thế hệ thứ nhất.

Theo gia phả dòng họ Hoàng của ông Hoàng Diễn Đăng cho ta thấy, dòng họ Hoàng di cư vào Đại Từ cách ngày nay khoảng trên dưới 200 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cụ tổ gốc của dòng họ này vốn gốc ở Hà Tu, Quảng Ninh sau đó chuyển về Vĩnh Phúc sau đó di cư đến Đại Từ làm ăn sinh sống. Ông Đăng cho biết, cụ tổ gốc được chôn ở Vĩnh Phúc nhưng cho đến đời thứ 3 do chiến tranh loạn lạc hiện nay không tìm thấy mộ. Khi vào Đại Từ là thế hệ thứ ba. Theo nguồn gia phả hiện nay của họ Hoàng ta thấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thế hệ thứ 3: Hoàng Quý Thạch (trưởng họ) - Thế hệ thứ 4: Hoàng Thịnh Lục (trưởng họ) - Thế hệ thứ 5: Hoàng Chiêu Vương (trưởng họ) - Thế hệ thứ 6: Hoàng Diễn Đăng (trưởng họ) - Thế hệ thứ 7: Hoàng Nguyên Vòng (trưởng họ) - Thế hệ thứ 8: Hàng Đức Cường (trưởng họ) - Thế hệ thứ 9: Hoàng Chính Huy (trưởng họ)

Việc đặt tên của người Sán Dìu đã được sắp sếp theo thứ tự từ đời thứ nhất cho đến đời thứ 9, tên đệm dòng họ Hoàng cứ 9 đời lại quay về tên đệm ban đầu Chinh – Đình – Thế - Quý – Thịnh – Chiêu – Diễn – Nguyên – Đức. Chính nhờ tên đệm chặt chẽ như vậy mà những người trong dòng họ rễ ràng nhận ra nhau và biết mối quan hệ thứ bậc của bất kỳ người nào trong dòng họ, kể cả khi sống xa nhau nhiều năm [PL3- 4, tr.115-116].

Mỗi dòng họ thường tập trung quanh một vùng đất nhất định. Ở người Sán Dìu, tộc trưởng không có vai trò quan trọng gì cả, chỉ có những người lớn tuổi mới được coi trọng và kính nể. Mọi vấn đề liên quan đến dòng họ thường được hỏi qua ý kiến những người cao tuổi. Quan hệ trong dòng họ của đồng bào Sán Dìu thường gắn bó giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Ý thức thống nhất cộng đồng của dòng họ ngày càng được củng cố, quan hệ dòng họ ngày càng gắn bó tạo nên sức mạnh vững chắc của cộng đồng Sán Dìu ở Đại Từ, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 43 - 48)