Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có cần thiết phải quy định ly thân trong pháp luật hay không?

Một phần của tài liệu chấm dứt hôn nhân và ly thân (Trang 37 - 39)

II. Tình trạng ly thân

3. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có cần thiết phải quy định ly thân trong pháp luật hay không?

định ly thân trong pháp luật hay không?

3.1.Ý kiến tham khảo

Trong tạp chí Luật học số 6 năm 1997, TS. Nguyễn Văn Cừ nêu ý kiến về việc có nên cho ly thân vào Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hay không. Ông đã viết như sau:

“Ngay từ khi mới ra đời, những văn bản pháp luật đầu tiên mà Nhà nước ta ban hành đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ (Điều 9 – Hiến pháp 1946), xóa bỏ quyền “trừng giới” của người gia trưởng, công nhận và thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Từ đó đến nay, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong xã hội ta. Trong quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, vợ chồng có quyền ở chung hay ở riêng, “Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán” (Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986); “Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung, vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thỏa thuận”(Điều 51 BLDS của

nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).Vợ chồng trước tiên là công dân có quyền lựa chọn chỗ ở. Vấn đề ở chung hay ở riêng là quyền của vợ, chồng bình đẳng không bị lệ thuộc vào ý chí của nhau hay ý chí của người khác. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh nghề nghiệp của từng cặp vợ chồng, có thể vợ ở nơi này, chồng ở nơi khác, vợ chồng ở riêng hay ở chung là thuộc quyền nhân thân của vợ chồng. cũng có vợ chồng ở chung nhưng giận hờn, mâu thuẫn nhỏ mong muốn ở riêng thì vợ chồng lại phải yêu cầu tòa án cho họ được ly thân, sau đó nếu tái hợp sống chung với nhau vợ chồng lại cần phải yêu cầu tòa án hủy bỏ bản án ly thân

Như vậy theo chúng tôi không nhất thiết phải đưa ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình …”.

3.2.Ý kiến của nhóm:

Thời điểm mà T.S Nguyễn Văn Cừ đưa ra ý kiến trên so với thời điểm hiện tại đã trải qua một quãng thời gian khá dài (15 năm). Kéo theo những thay đổi quan trọng của đất nước trong khoảng thời gian đó là việc Việt Nam tiến sâu vào quá trình hội nhập; kinh tế, văn hóa xã hội, đạo đức lối sống cũng vì đó mà có những thay đổi căn bản so với thời kì trước.Do vậy, để quyết định có hay không nên đưa câu chuyện ly thân vào trong luật HNGĐ, chúng ta phải đặt lên bàn cân để so sánh tất cả những mặt lợi và hại của vấn đề, giữa một quanh cảnh chung là đời sống xã hội của Việt Nam.Theo ý kiến của nhóm, bắt đầu từ đây có lẽ đã là lúc chúng ta nên xem xét một cách thận trọng lại việc cần thiết phải có mặt chế định ly hôn, để phù hợp với những thay đổi của đời sống gia đình trong quanh cảnh hiện tại.

Có thể nói vấn đề chấm dứt hôn nhân đã được quy định khá chặt chẽ trong hệ thống pháp luật nước ta. Xã hội có nhiều mối quan hệ phức tạp, cuộc sống có nhiều khi không phải như ta mong muốn, ai cũng mong có một mái ấm gia đình trong đó vợ chồng hòa thuận, con cái chăm ngoan học giỏi nhưng đâu có phải muốn là được. Với chế định này, khi vợ chồng không thể hòa hợp được nữa thì chấm dứt hôn nhân là cách giải quyết gỡ bỏ sự ràng buộc cho hai bên vợ chồng. Đồng thời, chế định này cũng bảo về quyền lợi cho những người chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng bị toàn án tuyên bố chết…

Một phần của tài liệu chấm dứt hôn nhân và ly thân (Trang 37 - 39)