Vấn đề ly thân theo pháp luật Việt Nam:

Một phần của tài liệu chấm dứt hôn nhân và ly thân (Trang 34 - 37)

II. Tình trạng ly thân

2. Vấn đề ly thân theo pháp luật Việt Nam:

Hệ thống pháp luật Dân sự và Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ cách mạng tháng Tám (1945) đến nay không quy định vấn đề ly thân của vợ chồng. Vì vậy, nếu thực tế vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận ly thân thì tòa án bác yêu cầu của họ. Có một số quan điểm cho rằng quy định tại Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 chấp

nhận việc ly thân của vợ chồng. Tuy nhiên, điều luật này chỉ quy định việc thanh toán tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại, nếu vợ chồng có yêu cầu và có lí do chính đáng. Quy định này xuất phát từ thực tế khách quan, có một số trường hợp vì một lí do nào đó dẫn tới việc vợ chồng có xung đột nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hướng dẫn TAND các cấp áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình 1986). Quy định này đã góp phần giải quyết ổn thỏa một số mâu thuẫn gia đình, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng. Tuy nhiên, hạn chế của Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 là chưa định rõ hậu quả pháp lí; các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng được hiểu và áp dụng thế nào sau khi tòa án đã chia tài sản chung của vợ chồng. Cũng có nhiều quan điểm cho rằng luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã gián tiếp thừa nhận chế định ly thân giữa vợ và chồng của chế độ cũ bằng việc cho phép chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân quy định tại “Điều 29: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.”

Nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi bản chất của ly thân và chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù giữa ly thân và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có một

số điểm giống nhau như: quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng không chấm dứt, vợ chồng không được kết hôn với người khác nhưng có điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất: Về điều kiện áp dụng

Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung dưới hình thức văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết còn lí do ly thân chỉ dựa vào yếu tố lỗi để làm căn cứ giải quyết vấn đề ly thân.

Thứ hai: về hậu quả pháp lí

Theo luật Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, vợ chồng có quyền yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung. Chỉ những phần đã chia thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Phần tài sản còn lại ko chia vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng. Điều này cho thấy chế độ sở hữu chung của vợ chồng không chấm dứt. Còn vấn đề ly thân, theo Điều 168 Dân luật Sài Gòn thì “cộng đồng tài sản chấm dứt vì án ly thân hay biệt sản”. Như vậy, khi ly thân thì tài sản của vợ chồng được tách biệt hoàn toàn và thuộc sở hữu riêng của mỗi người.

Thứ ba: Pháp luật dưới chế độ cũ coi ly thân như một bước quá độ trước khi ly hôn. Khoảng thời gian ly thân chính là giải pháp để vợ chồng có thể hàn gắn lại cuộc sống chung. Sau 3 năm có án ly thân, mỗi bên vợ chồng có thể xin hoán cái oán ấy thành ly hôn mà không cần phải xét đến lí do ly hôn nữa (Điều 99 Bộ Dân luật Sài Gòn. Như vậy, ly thân có thể là lý do để được ly hôn. Lý do xin chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không phải là căn cứ để vợ chồng thể được ly hôn. Khi có đơn xin ly hôn thì Tòa án căn cứ vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được… để giải

quyết cho ly hôn hay không (Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam).

Thứ tư: mục đích

Mục đích của ly thân là giải pháp tạm thời giải tỏa xung đột vợ chồng, tạo cho vợ chồng có khoảng thời gian sống riêng cần thiết để cân nhắc kỹ lại mối quan hệ của họ trước khi đi đến quyết định li hôn còn chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là nhằm ổn định quan hệ hôn nhân khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, các thành viên trong gia đình của người khác.

Như vậy, mặc dù có một số điểm giống nhau nhưng mục đích và bản chất thì hoàn toàn khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định không phải là gián tiếp quy định về ly thân.

Một phần của tài liệu chấm dứt hôn nhân và ly thân (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w