Các ứng dụng xây dựng theo công nghệ RIA còn có những hạn chế sau:
− Sử dụng cơ chế khép kín – hộp cát (sandbox): Tầng trung gian đƣợc tải về máy khách trong ứng dụng RIA vận hành theo cơ chế khép kín. Vì thế nó có những giới hạn về quyền truy cập và khai thác nguồn tài nguyên của hệ thống, và đặc biệt là phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ đƣợc triển khai trên máy khách.
− Các ngôn ngữ kịch bản có thể bị vô hiệu hóa: khi sử dụng ngôn ngữ kịch bản (nhƣ JavaScript), nếu ngƣời sử dụng đặt tùy chọn vô hiệu hóa các kịch bản trên trình duyệt thì các chức năng ứng dụng RIA có thể sẽ không đƣợc thực hiện một cách đúng đắn.
− Cần thời gian tải tầng trung gian: mặc dù không cần cài đặt, tầng trung gian các ứng dụng RIA phải chuyển từ máy chủ tới các máy khách và tự động tải về bộ nhớ trong của máy khách ít nhất một lần khi chạy ứng dụng. Tùy thuộc vào kích cỡ và kiểu ứng dụng đƣợc phân phối, thời gian tải tầng trung gian có thể kéo dài hơn mong đợi.
− Làm mất đi tính toàn vẹn: Nếu ứng dụng sử dụng X/HTML, xung đột nảy sinh giữa mục đích của ứng dụng là điều khiển việc trình diễn và hành vi với mục đích của X/HTML là bỏ đi mọi điều khiển. Nếu sử dụng thƣ viện giao diện
45
của DOM với X/HTML có thể tạo ra các ứng dụng RIA, tuy nhiên không đảm bảo đƣợc tính đúng đắn khi thực hiện các chức năng.
− Khép kín trƣớc các cơ chế tìm kiếm (search engine): Các cơ chế tìm kiếm không thể tạo chỉ số cho các nội dung văn bản trong ứng dụng RIA.
− Sự phụ thuộc vào kết nối đƣờng truyền mạng: Trong nhiều trƣờng hợp các ứng dụng RIA đòi hỏi duy trì kết nối mạng giữa máy khách và máy chủ trong quá trình ngƣời dùng sử dụng.
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG