Danh pháp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOÁ HỮU CƠ pdf (Trang 52 - 54)

- Tên thường: mang tính chất ngẫu nhiên liên quan đến lịch sử hay người tìm ra nó. - Tên quốc tế: axit + tên ankan + oic

HCOOH axit metanoic (axit focmic) CH3COOH axit etanoic (axit axetic)

C15H31COOH axit hexadecanoic (axit panmitic) C17H35COOH axit octadecanoic (axit stearic)

5.1.3. Điều chế - Lý tính

5.1.3.1. Phương pháp oxi hoá

Oxi hoá các hợp chất có bậc oxi hoá C thấp: anken, ankyn, ancol, hợp chất cacbonyl.... 5.1.3.2. Phương pháp thuỷ phân

Thuỷ phân các dẫn xuất của axit: este, hợp chất nitrin, anhydrit axit, clorua axit ...

R - COOR' + H2O R - COOH + R'OH este

R - C  N + 2H2O R - COOH + H2O nitrin

Các axit từ C1 - C3 là những chất lỏng không màu, dễ bay hơn, có mùi dấm, có ts0 khá cao và tan vô hạn trong nước.

Nguyên nhân có ts0 cao và tan tốt trong nước là do tạo được liên kết hydro. H+

48 O H O H O H O H R C O H C O R H R C O H O R C O O C R OH H O + P2O5 t0 R C O O R C O + H2O Các axit từ C4 - C9 là những chất lỏng, sánh ít tan trong nước có mùi khó chịu.

Các axit từ C10 trở đi là những chất rắn, không mùi, không tan trong nước.

5.1.4. Hoá tính

- Nhóm - CO - vừa gây hiệu ứng -I vừa gây hiệu ứng - C làm sự phân cực liên kết O -

H tăng, axit cacboxylic có tính axit rõ rệt.

- R càng lớn, càng phức tạp thì tính axit càng yếu. 5.1.4.1. Phản ứng đứt liên kết O - H

1. Tính axit

Trong dung dịch nước:

R - COOH + H2O R - COO- + H3O+ Thể hiện:

R - COOH + Na R - COONa + 1/2H2

R - COOH + KOH R - COOK + H2O 2. Phản ứng tạo anhydrit

Dưới tác dụng của những chất hút nước như H2SO4đ, P2O5 hai phân tử axit mất 1 phân tử nước tạo anhydrit.

Hoạt tính anhydrit mạnh hơn axit tương ứng 5.1.4.2. Phản ứng làm đứt liên kết C - OH

1. Phản ứng este hoá

Phản ứng xảy ra giữa axit và ancol cho este và nước 2. Phản ứng tạo amit R - COOH + NH3 R - CO - NH2 + H2O 3. Phản ứng tạo halogenua axit R - COOH + PX5 R - CO - X + POX3 + HX R - COOH + SOX2 R - CO - X + SO2 + HX to to to

49 5.1.4.3. Phản ứng ở gốc hydrocacbon

1. Phản ứng oxi hoá

Nhóm -COOH không bị oxi hoá (trừ HCOOH bị oxi hoá ở nhóm -CHO) nhưng gốc hydrocacbon trong axit có thể bị oxi hoá tuỳ điều kiện.

Trong cơ thể sinh vật gốc hydrocacbon bị oxi hoá bởi tác dụng của các enzym, quá trình oxi hoá chủ yếu xảy ra ở vị trí C.

RCOOH R - CH2 - CH2 - COOH R - CO - CH2 - COOH +

CH3COOH Axit béo RCOOH mới tạo thành lại tiếp tục quá trình chuyển hoá như ban đầu. Sản phẩm cuối cùng của sự oxi hoá là CH3COOH tồn tại dưới dạng CH3COSCoA (axetyl coenzym A), CH3COSCoA là sản phẩm quan trọng trong quá trình chuyển hoá chất, tham gia vào chu trình Crebs tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.

2. Phản ứng thế H

Tương tự hợp chất cacbonyl các H linh động dễ tham gia phản ứng thế bởi các halogen.

CH3 - COOH + Cl2 CH2Cl - COOH + HCl Nếu thừa Cl2 có thể tạo thêm các sản phẩm CHCl2 - COOH và CCl3 - COOH

Các chất tiêu biểu 1. HCOOH: axit focmic

HCOOH có nhiều ở ong và kiến, là chất lỏng không màu, mùi xốc, có tính sát khuẩn, có thể gây bỏng da.

HCOOH bị oxi hoá tạo sản phẩmCO2 và H2O

H - COOH HO - CO - OH CO2 + H2O 2. CH3COOH: axit axetic

Axit này có từ thời thượng cổ (dung dịch 3 - 5%: giấm ăn)

Muối của axit axetic có nhiều ứng dụng:

(CH3COO)2Pb. Pb(OH)2: chì axetat bazơ dùng chữa bỏng hay bong gân. (CH3COO)3Al, (CH3COO)3Fe: dùng làm chất cầm màu.

3. C17H35COOH: axit stearic

Là loại axit béo cao no thường tồn tại trong chất béo rắn (mỡ) trộn với parafin dùng làm nến, muối natri và kali của chúng là xà phòng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOÁ HỮU CƠ pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)