So sánh quy trình thẩm định giữa các chủ thể:

Một phần của tài liệu SO SÁNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN GIỮA CÁC CHỦ THỂ (Trang 33 - 39)

2. Sự khác nhau về thẩm định dự án giữa các chủ thể

2.5.So sánh quy trình thẩm định giữa các chủ thể:

Chủ

thể Nhà nước Ngân hàng Chủ đầu tư

Tiếp nhận hồ sơ

Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án phát triển nhà ở tới Sở Xây dựng hoặc phòng chức năng cấp huyện (đối với dự án có mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng nếu được UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt)

Nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định thì ghi giấy biên nhận hồ sơ hẹn thời gian, nếu không đủ giấy tờ thì hướng dẫn tổ chức

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Chuyên viên Ban Tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hoặc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn. Căn cứ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng (nếu có) sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, trình Trưởng Ban.

Với chủ đầu tư, quy trình thẩm định do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định đầu tư. Đối với các dự án do ban quản lý lập kế hoạch, chủ đầu tư trực tiếp xét duyệt và cung cấp vốn Thường thì chủ đầu tư tự mình thẩm định hoặc thuê công ty thẩm định nếu không có

Kinh tế đầu tư 51B nộp đủ giấy tờ theo quy định chuyên môn. Thời hạn thẩm định

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc;

b) Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc;

c) Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;

d) Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.

Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:

+ Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên Ngân hàng cấp trên.

+ Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ

Do chủ đầu tư tự quyết, nhưng thường ghi trong hợp đồng là không quá 60 ngày.

Kinh tế đầu tư 51B hồ sơ do chi nhánh trình,

Ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay.

Tiến hành thẩm định

-Thực hiện công việc thẩm định.

Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nhà nước thường chú trọng tính hiệu quả kinh tế- xã hội nhiều hơn.

Thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến.

Thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định đảm bảo tiền vay trong đó chú trọng tới uy tín của khách hàng và khả năng đảm bảo trả nợ tiền vay.

-Thẩm định hồ sơ theo các yếu tố thị trường, kĩ thuật - công nghệ, tổ chức quản lí nhân sự, tài chính nhưng ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Lập báo cáo thẩm định

-Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án. Sau khi tiến hành thẩm định xong, Phòng thẩm định lấy ý kiến các phòng, các cơ quan liên quan, tổng hợp ý kiến, ra văn bản thông báo ý kiến thẩm định, giao cho Chủ đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ.

-Trưởng phòng tín dụng xem xét.

Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định(nếu cần thiết), hoặc trức tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết

Nếu chủ đầu tư đi thuê công ty thẩm định thì công ty đó có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định trình lên chủ đầu tư, còn do chủ đầu tư tự thẩm định thì có thể bỏ qua bước này.

Kinh tế đầu tư 51B định. Xét duyệt Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Soạn thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt dự án của phòng thẩm định và trình ký quyết định phê duyệt của Sở, Bộ, UBND các cấp hoặc Thủ tướng Chính phủ tùy theo mức độ quy mô của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi có quyết định xong, làm thủ tục phát hành đồng thời lập biểu tính toán phí thẩm định, giao cho Văn phòng Sở để thực hiện việc thu phí thẩm định trước khi trả kết quả cho chủ đầu tư, gửi quyết định cho các cơ quan ghi trên quyết định.

-Giám đốc chi nhánh đề nghị.

Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng,Phòng tín dụng/Phòng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

+ Nếu đồng ý cho vay thì ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản);

+ Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết. -Tổng giám đốc ra quyết định.

Trong trường hợp khoản vay vượt quyến phán quyết của giám đốc chi nhánh thì trình lên Tổng giám đốc để xét duyệt và ra quyết định.

Sau khi xem xét tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án, nếu hài lòng thì chủ đầu tư sẽ quyết định bỏ vốn đầu tư.

Ví dụ so sánh quy trình thẩm định giữa các chủ thể:

Đứng trên góc độ của nhà nước.

- Thực hiện chủ trương phát triển ngành công nghiệp lọc- hóa dầu của nước ta, chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng cùng với Tổng công ty dầu khí và các ban liên quan tiến hành nghiên cứu và báo cáo đầy đủ cả về

Kinh tế đầu tư 51B mặt địa chất lẫn kinh tế- xã hội của cắc địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy.

- Ngày 15/02/1996, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các đối tác nước ngoài là LG (Hàn Quốc), Stone & Webster (Mỹ), Petronas (Malaysia), Conoco (Mỹ), CPC và CIDC (Đài Loan) đã ký tắt thỏa thuận lập Luận chứng khả thi chi tiết Nhà máy lọc dầu số 1. Ngày 05/03/1996, lễ ký chính thức thỏa thuận lập Báo cáo DFS để góp vốn đầu tư Nhà máy lọc dầu số 1 được tiến hành. Tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia dự án như sau: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 30%; LG 27%, Stone & Webster 3%, Petronas 15%, Conoco 15%; CPC 9% và CIDC 1%. Theo đó, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Petro Việt Nam soạn thảo theo hướng dẫn của Thủ tướng và trình chính phủ phê duyệt vào tháng 11/1996.

- Đối với dự án này, do tầm quan trọng đặc biệt của nó nên thời gian thẩm định của nó cũng lâu hơn rất nhiều, từ tháng 11/1996 đến tháng 7/1997.

- Luận chứng nghiên cứu khả thi đã đưa ra 50 phương án đầu tư để xem xét, với chỉ số thu hồi nội tại IRR (Internal Rate of Return) của các phương án từ 8 - 11% và tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 đến 1,8 tỷ USD. - Do đó, ngày 10/7/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định

514/QĐ-TTg phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Tổng Công ty dầu khí Việt Nam được Chính phủ giao làm Chủ đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phê duyệt cho vay đối với dự án với số tiền như sau:

+ Ngân sách nhà nước cấp 800 triệu USD từ tiền lãi dầu thô sau thuế được chia từ Xí nghiệp liên doanh Vietsopertro trong giai đoạn 1995 - 2010.

+ Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước 1.000 triệu USD với mức ưu đãi theo quy định của Chính phủ (lãi suất 3,6%/năm, thời hạn cho vay 16 năm, trong đó ân hạn trong thời gian xây dựng là 4 năm).

Đứng trên góc độ Ngân hàng.

- Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một trong những công trình trọng điểm nhà nước về dầu khí có quy mô đầu tư lớn với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, khi đi vào sản xuất toàn bộ sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước.

Kinh tế đầu tư 51B - Do tính chất trọng điểm của dự án nên Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn các ngân hàng thương mại Nhà nước khi cho vay vốn đối dự án này căn cứ quyết định đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xét duyệt cho vay, không phải thẩm định hướng vay, trả nợ và miễn lưu giữ hồ sơ dự án. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và lưu giữ hồ sơ tín dụng theo quy định.

- Theo công văn 1364/TTg-KTTH ngày 5/9/2006, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bảo lãnh đối với khoản vay của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tại các ngân hàng thương mại để thực hiện Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong trường hợp Tổng công ty Dầu khí Việt Nam thiếu hụt nguồn ngoại tệ để trả nợ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự hỗ trợ kịp thời và hợp lý. Như vậy, do có chính phủ bảo lãnh nên các Ngân hàng không phải lo lắng về khả năng trả nợ của dự án.

- Sau khi nhận được quyết định của Thủ tướng, các Ngân hàng đã xét duyệt cho dự án vay với số vốn lên đến 475 triệu USD. Cụ thể là:

+ Vay của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: 250 triệu USD.

+ Vay hợp vốn các ngân hàng thương mại trong nước: 225 triệu USD (Quyết định số 337/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ).

Đứng trên góc độ chủ đầu tư.

- Theo quyết định 514/QĐ-Ttg chủ Thủ tướng chỉnh phủ đã phê duyệt Chủ đầu tư của dự án là Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Để xây dựng Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết lên chính phủ, Petro Việt Nam đã mời các đối tác nước ngoài là các bên Tư vấn Tài chính, tư vấn kĩ thuật, tư vấn cảng và tư vấn Luật hợp tác. Về sau, do một số đối tác xin rút lui khỏi dự án, để đảm bảo khách quan và độ tin cậy của Luận chứng nghiên cứu khả thi, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã thuê Công ty Foster Wheeler Energy Limited của Anh và UOP (Universal Oil Products) của Hoa Kỳ tiếp tục làm tư vấn trong quá trình xây dựng Luận chứng và trình lên chính phủ.

- Nhờ có sự đầu tư rất lớn của nhà nước, bên cạnh đó lại là dự án trọng điểm của quốc gia nên dự án được chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam dồn nhiều tâm huyết và tiền của. Tuy vậy, tính kinh tế của dự án lại không cao, nhưng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài nên Tổng công ty- một doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn đầu tư.

Kinh tế đầu tư 51B - Để trang trải số tiền còn lại của dự án, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã vay vốn từ Tổ hợp các Ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Standard Chartered. Chiều 2/12/2009 tại Hà Nội, hợp đồng vay vốn trị giá 250 triệu USD cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổ hợp các Ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Standard Chartered (Anh) làm đầu mối thu xếp vốn. Theo hợp đồng được ký kết, Standard Chartered tổ chức thu xếp và quản lý sổ chính, đại lý cho vay và đại lý tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng 250 triệu USD được huy động từ 11 ngân hàng gồm Bank of China - Grand Cayman Branch, Tokyo-Mitsubishi UFJ, DBS Bank Ltd, NATIXIS, Oversea-Chinese Banking Corporation Limited, Mizuho Corporate Bank, Ltd., Sumitomo Mitsui Banking Corporation - Chi nhánh Singapore, Maybank International (L) Ltd, Mega International Commercial Bank Co. Ltd., Cathay United Bank - Chi nhánh Singapore.

Kết luận:, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất là một dự án trọng điểm quốc gia đã trải qua quy trình thẩm định của nhà nước và nhận được sự đầu tư của cả ba chủ thể nhà nước, ngân hàng và chủ đầu tư.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SO SÁNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN GIỮA CÁC CHỦ THỂ (Trang 33 - 39)