7. Cấu trúc khóa luận
3.2. Vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sử Việt
sử Việt Nam từ năm 1858-1918, lớp 11 THPT
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực thực tiễn của nguyên tắc dạy học nêu vấn đề, chúng tôi đi sâu vào việc vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, lớp 11 THPT.
3.2.1. Trình bày nêu vấn đề-dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi chủ thể chưa biết cách giải quyết, giải thích hiện tượng, sự vật, quy trình thực tế, khi chưa đạt tới mục đích bằng cách thức rất quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải quyết mới hay phải có hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động có nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Ta có thể diễn tả tình huống có vấn đề trong học tập lịch sử của học sinh như sự xuất hiện một mâu thuẫn mà học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Cụ thể là về nội dung học sinh chưa biết một số kiến thức nào đó, có thể là nguyên nhân (bùng nổ thắng lợi hay thất bại), bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu tượng, khái quát như: khái niệm, quy luật, bài học lịch sử...về phương pháp học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo ra được “một con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng cần phải biết.
VD: Trước khi tiến hành cho học sinh nghiên cứu nội dung bài 19, giáo vên cần phải giới thiệu cho học sinh nắm được những nội dung khái quát nhất của phần ba Lịch Sử Việt Nam (1858-1918) bằng cách dẫn dắt học sinh vào tình
huống có vấn đề: “Sau các cuộc cách mạng tư sản, chế độ phong kiến bị sụp đổ, chế độ tư bản chủ nghĩa được thiết lập và khẳng định sự thắng thế của mình trên phạm vi toàn thế giới. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa, thị trường. Trong sự phát triển của CNTB âm mưu và cuồng vọng xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản, liệu Việt Nam có thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần ba: Lịch sử Việt Nam(1858-1918)”.Việc nêu và đặt câu hỏi nêu vấn đề như trên không chỉ có tác dụng buộc học sinh phải huy động những kiến thức đã học ở phần trước để suy nghĩ về những vấn đề mới mà còn định hướng cho các em tìm hiểu những vấn đề cơ bản, có tính chất trọng tâm của phần học mới.Đây chính là cơ sở để các em lĩnh hội va khắc sâu kiến thức của toàn chương.
Khi dạy học bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873) trước khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dụng bài học. Thông thường giáo viên dẫn dắt một cách hình thức dập khuôn thay vào đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: “Sau một thời gian tìm đường và chuẩn bị, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng sớm ngày 1/9/1858, chúng nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) chính thức xâm lược nước ta theo kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, sau năm tháng nổ súng xâm lược Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, sau đó phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định theo kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Lần này, với ưu thế về mặt quân sự, đến năm 1867, Phapf đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì, rồi chuẩn bị tiến quân ra Bắc, kết thúc hai giai đoạn đầu tiên của quá trình Pháp xâm lược Việt Nam(1858-1873). Vậy nguyên nhân của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì? Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858-1873 diễn ra như thế nào? Thái độ và hành động chống Pháp của triều đình Huế và nhân dân ta ra sao? đó là nội dung cơ bản của bài học này mà các em cần tìm hiểu”.
Việc giáo viên dẫn dắt vào tình huống có vấn đề như trên sẽ giúp học sinh nhớ nhiệm vụ nhận thức sâu sắc hơn từ đó góp phần giải quyết bài tập trong suốt
tiến trinh thực hiện bài học.
Khi dạy học bài 21 trên cơ sở kiểm tra bài cũ giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Sau khi ký với Pháp bản hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) triều đình Huế nhìn chung đã đầu hàng giặc, thực dân Pháp muốn thiết lập ngay một chế độ bảo hộ ở Việt Nam. Song chúng đã vấp phải sự phản kháng của đông đảo nhân dân và các tầng lớp sĩ phu, văn thân, bộ phận quan lại chủ chiến trong kinh thành Huế. Vậy phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỷ XIX (1885-1896) diễn ra như thế nào? Các phong trào này có điểm gì khác những phong trào chống Pháp trước đó? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
Khi học bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. Thay vì thông báo thông tin truyền thống, giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Với việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1896), thực dân Pháp đã hoàn thành xong quá trình bình định ở nước ta (1885-1896) Pháp bắt tay ngay vào tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Vậy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta được tiến hành như thế nào? Nó đã tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta lúc bấy giờ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.
Khi có tình huống có vấn đề, giáo viên phải biết cách biểu đạt vấn đề sao cho hiệu quả. Trước hết, đặt học sinh vào trạng thái tâm lí đặc biệt-một trong các điều kiện để có dạy học nêu vấn đề, khiến học sinh tò mò, xuất hiện nhu cầu nhận thức cái chưa biết nhưng cần phải biết. Điều quan trọng là giáo viên phải khéo léo đặt ra vấn đề và gợi được sự hứng thú nhận thức của học sinh. Học sinh chỉ hứng nghe thầy giảng khi học bài cung cấp cho những kiến thức mới khi thầy có phương pháp giảng dạy sinh động sẽ lôi cuốn, kích thích các em tìm tòi, học hỏi thêm ngoài những điều đã lĩnh hội trên lớp. Chú ý “vấn đề” trong tình huống có vấn đề phải tạo ra được bầu không khí sáng tạo, sinh động trong lớp học, từ đó các em sẽ hứng thú, say mê trong tìm tòi lĩnh hội tri thức mới.
3.2.2. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề
Giáo viên cần kết hợp khéo léo việc tổ chức hoạt động nhân thức của học sinh với thông báo kiến thức khoa học, phong phú, tạo điều kiên gợi mở, cung cấp tài liệu...nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyết vấn đề từng bước, từng phần. Người giáo viên từ vai trò là người truyền đạt kiến thức có sẵn trở thành người hướng dẫn, tổ chức, điều chỉnh con đường cho học sinh tìm đến tri thức mới bằng việc giải quyết các tình huống có vấn đề. Sau khi đặt vấn đề, nếu thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải biết cách chia nhỏ vấn đề, tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận với nhau để bổ sung, khẳng định kết quả nhận thức sau đó thầy là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh tự hoàn thiện những điều các em vừa nhận thức.
Khi dạy học bài 19 để giải quyết vấn đề đặt ra giáo viên lần lượt tiến hành: Khi dạy về tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược) giáo viên nêu câu hỏi nhận thức: “Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược có điểm gì nổi bật?”. Học sinh theo dõi SGK và đưa ra câu trả lời, giáo viên nhận xét, làm rõ nội dung về kinh tế, chính trị, xã hội kết hợp với hình ảnh minh họa vua Tự Đức, kinh thành Huế...và kết luận: đất nước ta giữa thế kỷ XIX bị khủng hoảng, suy yếu, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX đứng trước nguy cơ nào? theo em điều gì sẽ xảy ra nếu thực dân phương tây nổ súng xâm lược Việt Nam?. Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận về nguy cơ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
Việc giáo viên làm như trên sẽ có tác dụng vừa giúp học sinh củng cố ôn tập lại những kiến thức đã học ở lớp 10, lại vừa tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Với những gợi ý mà giáo viên đưa ra, học sinh sẽ huy động những kiến thức đã học để tiếp nhận kiến thức mới.
Về vấn đề thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Thay vì được giáo viên thông báo cho học sinh về nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược Việt Nam thì giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?”. Giáo viên cần đưa ra gợi ý để
học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề: “Vì sao từ thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản lại đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường và thuộc địa ở phương Đông? Vì sao Việt Nam lại sớm trở thành đối tượng bị thực dân phương Tây nhòm ngó và xâm lược?”. Trả lời được các câu hỏi này học sinh sẽ hiểu được nguyên nhân của việc Pháp xâm lược Việt Nam. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: “Những hành động nào chứng to thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?”. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi này, giáo viên có thể gợi ý: “Theo thứ tự thời gian (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX) âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp được biểu hiện như thế nào? Em giải thích thế nào về hiện tượng này?”. Trả lời được những câu hỏi này học sinh sẽ nhận thức được âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ rất lâu và các em cũng thấy được bản chất xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Đồng thời giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của toàn mục.
Về vấn đề thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng, Gia Định (1858-1862).
Giáo viên trình bày nêu vấn đề : “Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng” và đặt câu hỏi: “Vì sao Tây Ban Nha lại liên minh với Pháp để cùng nhau xâm lược Việt Nam ?”. Câu hỏi đặt ra buộc học sinh phải suy nghĩ, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức sự kiện và hiện tượng đúng với bản chất của nó. Câu hỏi này giúp giáo viên có thể phân tích thêm về động cơ của Tây Ban Nha và tạo điều kiện để khai thác kênh hình: liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “Vì sao Pháp và Tây Ban Nha lại chọn Đà Nẵng để làm mục tiêu tấn công đầu tiên?”. Việc giáo viên nêu câu hỏi này sẽ kích thích óc tư duy sáng tạo của học sinh để giải quyết vấn đề. Trả lời được câu hỏi này, học sinh sẽ nắm được âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Việt Nam.
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên phân tích, làm rõ thêm về ý đồ tấn công Đà Nẵng của thực dân Pháp và đặt câu hỏi: “Âm mưu của Pháp đánh chiếm Đà Nẵng có thực hiện được không? Tại sao?”. Để học sinh có thể
trả lời được, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự chống trả quân Pháp của nhân dân ta làm cho Pháp không đạt được mục đích và làm thất bại ý đồ “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Giáo viên tiếp tục trình bày: “Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định” và đặt câu hỏi: “Vì sao khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp không chuyển hướng tấn công ra Bắc Kì mà lại đánh vào Gia Định?”. Để học sinh có thể trả lời được câu hỏi này giáo viên dùng lược đồ treo tường: quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1867) để giới thiệu sơ lược về vùng đất Nam Kì, các địa danh quan trọng, đặc biệt là vùng Gia Định và con đường sông từ Vũng Tàu lên Gia Định. Học sinh sẽ dựa vào những gợi ý của giáo viên để trả lời vấn đề do giáo viên đặt ra. Sau đó giáo viên sẽ phân tích để học sinh thấy được vị trí chiến lược của vùng Gia Định. Việc giáo viên trình bày, kết hợp với mô tả trên lược đồ sẽ giúp học sinh thấy rõ âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Đây cũng là cơ sở để học sinh nắm vững kiến thức.
Sau khi giúp học sinh thấy rõ ý đồ xâm lược của Pháp, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: “Ý đồ xâm lược đó của Pháp đã được thực hiện như thế nào? Thực dân Pháp có gặp trở ngại gì không? Vì sao?” Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tường thuật được trận đánh ở Gia Định. Đồng thời học sinh cũng thấy được tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Gia Định làm cho Pháp phải thay đổi chiến thuật từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Chinh phục từng gói nhỏ” giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: “Trong khi nhân dân ta kiên quyết chiến đấu chống Pháp thì thái độ của quan quân triều Nguyễn ra sao?”. Câu hỏi đặt ra, giáo viên phải giúp học sinh nắm được: trong lúc Pháp đang gặp nhiều khó khăn, nhân dân ta hăng hái chống giặc thì đây là một cơ hội để tiêu diệt quân xâm lược, làm thay đổi cục diện chiến tranh, nhưng cơ hội đó đã bị bỏ lỡ. Giáo viên nêu câu hỏi: “Vì sao có thể nói triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội đuổi giặc Pháp bảo vệ độc lập dân tộc?” để học sinh có thể trả lời được câu hỏi này thì giáo viên cần gợi ý để học sinh so sánh tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta với ý chí kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn. Từ việc so sánh trên, học sinh sẽ thấy được sự bảo thủ, bạc
nhược, sợ giặc của quan quân triều Nguyễn trái ngược hẳn với tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. Đây cũng chính la cơ sở để sau này các em đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Về vấn đề cuộc kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì – Hiệp ước mùng 5-6-1862, giáo viên sử dụng lược đồ để học sinh quan sát, nhận diện, phân biệt các địa danh : ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đặt câu hỏi : “Khi thực dân Pháp mở rộng quá trình xâm lược thì nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp như thế nào?” Để trả lời câu hỏi này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vê cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta nhất là các cuộc khởi nghĩa tự động chống Pháp. Để học sinh nắm vững kiến thức, giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các nhân vật tiêu biểu, tìm địa danh Nhật Tảo, nơi tàu Ét-pê-răng bị thiêu rụi,... rồi so sánh thái độ bạc nhược của quan quân triều đình (chống cự yếu ớt, bỏ thành chạy hoạc tự sát để trốn tránh trách nhiệm). Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: “Vì sao trong lúc tinh thần chiến đấu của nhân dân đang lên cao thì triều đình lại muốn nghị hòa và kí hiệp ước Nhâm Tuất (5-6- 1862). Đây là câu hỏi giáo viên đặt ra để học sinh suy nghĩ trả lời làm cơ sở để