Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sử việt nam từ 1858 đến 1918, lớp 11 thpt (Trang 30 - 74)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.Nội dung cơ bản

Đây là thời kì lịch sử phức tạp, có nhiều biến động không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đây là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến phương Đông và là thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đối với lịch sử Việt Nam thời kì này, học sinh cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:

Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam đã rơi vào cuộc khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, những chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn đã biến nước ta thành miếng mồi béo bở cho các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là đối với tư bản Pháp.

Chế độ phong kiến Việt Nam đang đứng trước những thử thách vô cùng lớn lao: một là phải cải cách để đáp ứng yêu cầu lịch sử, thậm chí phải thay thế bằng một triều đại khác tiến bộ hơn, có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc; hai là không cải cách và bị biến thành một nước thuộc địa của tư bản phương Tây. Hoặc sẽ được cứu vãn nếu nhà cầm quyền biết mở đường cho xã hội tiến lên, tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân đủ khả năng bảo vệ đất nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giải quyết thỏa đáng các mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa quan hệ sản xuất phong kiến với những thành phần kinh tế TBCN mới chớm nở, chấn chỉnh quân đội, cố kết nhân tâm.

hội đã tỏ ra bất lực. Sau khi tiến hành cuộc chiến tranh chống phong trào Tây Sơn có sự giúp đỡ của tư bản phương Tây, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách thiển cận, cực đoan nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ khiến mâu thuẫn vốn có trong xã hội tiếp tục phát triển. Sự bùng nổ của hàng loạt cuộc đấu tranh liên tục và quyết liệt của nhân dân trong suốt thời kì tồn tại của triều đình nhà Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc đó. Nhà Nguyễn đã biến việc mất nước ta vào tay thực dân Pháp từ chỗ không tất yếu trở thành tất yếu.

Trong khi các mâu thuẫn xã hội đang diễn ra ngày càng quyết liệt thì liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Phát huy truyền thống yêu nước từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên, họ tỏ ra nhạy bén, sáng suốt, biết tạm gác mâu thuẫn giai cấp sang một bên để đặt lợi ích dân tộc lên cao nhất. Nhân dân ta tự động tập hợp thành đội ngũ để chống giặc hoặc phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Nhiều tấm gương chiến đấu quả cảm, hi sinh anh dũng vì nền độc lập của dân tộc như Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực... cuộc chiến đấu mang tính nhân dân sâu sắc.

Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng, Sài Gòn-Gia Định, chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Do nhiều nguyên nhân, các phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì lần lượt thất bại nhưng không phải vì thế mà phong trào yêu nước chống Pháp bị dập tắt mà được tiếp tục duy trì dưới hình thức các “hội kín” để khi có giai cấp tiên tiến lãnh đạo sẽ bùng phát trở lại thành phong trào đấu tranh mới.

Khi thực dân Pháp mở rộng cuộc xâm lược ra cả nước, nhân dân các địa phương đã bất chấp thái độ do dự, miễn cưỡng kháng chiến của triều đình Huế đã hăng hái chiến đấu, giáng cho địch những đòn đích đáng. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng bỏ rơi vai trò lãnh đạo của mình, bắt tay với thực dân Pháp để đàn áp, bóc lột nhân dân. Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiêm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp. Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp từ sau các hiệp ước 1883 và 1884.

một thời kì mới dưới ngọn cờ Cần Vương hoặc đấu tranh tự phát. Giữa phong trào Cần Vương và phong trào tự phát của nhân dân tuy tính chất khác nhau nhưng cả hai loại hình này đều có mục tiêu chung là chống xâm lược, bình định của Pháp và giai cấp phong kiến đầu hàng. Với phong trào Cần Vương, học sinh cần nắm được sự ra đời của phong trào sau sự phản công vào kinh thành Huế của phe chủ chiến trong triều đình thất bại. Phong trào Cần Vương nằm trong phạm trù phong kiến, mục tiêu là đáu tranh nhằm lập lại chế độ phong kiến độc lập nhưng thực chất đây là phong trào yêu nước của nhân dân. Nó đóng vai trò như là một chất xúc tác quan trọng làm bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân khi chưa có một hệ tư tưởng mới dẫn dắt cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi. Để giải thích tính chất, nội dung của phong trào Cần Vương học sinh cần thấy được vai trò của các sĩ phu phong kiến và sự chuyển biến về tư tưởng của họ. Tiêu biểu là Tôn Thất Thuyết, Phạm Bành, Đinh Công Tráng... là những tri thức dân tộc, được sống gần gũi với nhân dân, thấy được lòng yêu nước của họ đã tiếp thu những ảnh hưởng tốt đẹp này và hăng hái đứng ra đảm nhận vai trò lãnh đạo đấu tranh. Nhưng bị hạn chế do điều kiện giai cấp và thời đại nên phong trào do họ lãnh đạo chỉ bột phát trong một giai đoạn ngắn và sau đó bị rơi vào tình trạng thiếu chỉ huy thống nhất, hành động đơn lẻ, rời rạc không có điều kiện phát triển thành một phong trào toàn quốc.

Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn: từ 1885 đến 1888 phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Bắc và Trung kì. Từ 1888-1896 vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. Nhưng cuối cùng phong trào đã không đủ sức đánh bại thực dân Pháp, phong kiến đầu hàng và cuối cùng bị tan dã. Học sinh cần phải nắm được diễn biến cụ thể, tính chất và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Sự thất bại của phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước nói chung đã khẳng định sự khủng hoảng về lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta cuối thế kỉ XIX.

tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Phong trào bùng nổ khi giai cấp phong kiến đã đầu hàng, mất vai trò lịch sử, các văn thân tuy yêu nước nhưng không còn khả năng kêu gọi thống nhất lực lượng quần chúng.

Mặc dù thất bại, phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX vẫn có vai trò, vị trí to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc vì nền độc lập, tự do của tổ quốc, để lại nhiều tấm gương chiến đấu, hi sinh cao cả và bài học kinh nghiệm quý báu.

Mục đích cao nhất của thực dân Pháp khi xâm lược là khai thác, bóc lột kinh tế. Vì vậy, sau khi hoàn thành cơ bản về chinh phục và bình định quân sự, thực dân Pháp bắt tay ngay vào khai thác và bóc lột nhân dân ta. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành từ năm 1897 đến năm 1914 thời Pôn-Đume giữ chức Toàn quyền Đông Dương.

Về chính trị: thực dân Pháp từng bước xây dựng bộ máy hành chính Liên bang Đông Dương (1887) hoàn thiện từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Mục đích của thực dân Pháp là chia rẽ các dân tộc Đông Dương, xóa tên Việt Nam, Lào và Campuchia trên bản đồ thế giới.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương:

Hệ thống chính quyền của Pháp được tổ chức khá chặt chẽ từ trung ương tới

Toàn quyền Đông Dương Bắc kỳ (Thống sứ) Trung kỳ (Khâm sứ) Nam kỳ (Thống đốc) Campuchia (Khâm sứ) Lào (Khâm sứ)

Bộ máy chính quyền cấp kỳ (người Pháp)

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh (người Pháp+người bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp xã, thôn (người bản xứ)

tận cơ sở, vùng nông thôn với sự câu kết giữa thực dân và quan lại phong kiến. Về kinh tế: nội dung chương trình khai thác tập trung vào ba trọng tâm cs quan hệ mật thiết với nhau cùng triển khai. Thứ nhất là ráo riết tiến hành bóc lột nhân dân ta trong cả nước bằng các biện pháp thuế má bằng cách giữ lại phương thức bóc lột thời phong kiến còn có lợi cho chúng, nhất là hai loại thuế: thuế thân và thuế điền được tận dụng và đánh nặng hơn. Mặt khác, đặt ra nhiều thứ thuế gián thu, dưới thời phong kiến chưa hề có, trong đó có ba loại chính là thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện.

Để tiến hành khai thác tthuộc địa, thực dân Pháp còn bắt nhân dân ta xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật (đường xá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại...) vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

Thực dân Pháp tiến hành khai thác các nghành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nhằm thu lợi nhuận tối đa. Điều chú ý là học sinh cần thấy rõ bản chất của thực dân Pháp không phải để “khai hóa” văn minh cho Việt Nam mà suy cho cùng để thu lợi nhuận tối đa cho chúng mà thôi. Tuy nhiên về mặt khách quan chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã có tác động làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp đem lại. Cơ cấu kinh tế Việt Nam trước đây chỉ thuần phong kiến nay có sự kết hợp giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế phong kiến, tính chất kinh tế chuyển biến sang kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.

Kết cấu kinh tế thay đổi đã kéo theo sự thay đổi về quan hệ xã hội. Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX bị phân hóa: bên cạnh những giai cấp cũ là địa chủ và giai cấp nông dân dần xuất hiện một số giai cấp và tầng lớp mới là giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu tư sản. Bản thân giai cấp cũ là nông dân và địa chủ cũng có những biến đổi nhất định: nông dân ngày càng bị bần cùng hóa trên quy mô rộng lớn, tình trạng bị phá sản không lối thoát ngày càng trầm trọng. Do được sự dung dưỡng của đế quốc, giai cấp địa chủ (nhất là đại địa chủ) phát triển thêm về số lượng, càng mạnh về kinh tế, thủ đoạn bóc lột nông dân tinh vi hơn và trở thành

chỗ dựa cho Pháp. Về việc ra đời các giai cấp và tầng lớp mới học sinh cần chú ya rằng giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc. Điều này có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về thực tiễn. Với những đặc điểm và bản chất của mình, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ là người đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng. Bên cạnh đó, do phần nào thoát ra khỏi sự kìm hãm và lũng đoạn của tư bản Pháp bởi (điều kiện chiến tranh) số lượng người Việt tham gia kinh doanh, buôn bán đông hơn. Số công chức và học sinh cũng tăng lên do sự mở rộng của bộ máy chính quyền thực dân nhưng cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam vẫn chưa có điều kiện ra đời

Những biến đổi về kinh tế, xã hội Việt Nam đã ảnh hưởng đến phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta đầu thế kỉ XX. Luồng tư tưởng mới - tư tưởng dân chủ tư sản qua con đường Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp,...dội vào Việt Nam làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang phạm trù và hướng đấu tranh mới - phạm trù tư sản. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh được mở rộng hơn trước, không chỉ có nông dân mà còn cả những tầng lớp và giai cấp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị tham gia. Vai trò lãnh đạo thuộc về một số sĩ phu yêu nước có nguồn gốc phong kiến, chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản nên đi theo con đường cứu nước mới. Hình thức đấu tranh cũng được mở rộng bên cạnh đấu tranh vũ trang còn xuất hiện các hình thức đấu tranh khác như: lập các hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới biểu tình quần chúng, diễn thuyết, bình văn, bãi công,...

Nhìn chung các cuộc đấu tranh diễn ra phức tạp nhiều xu hướng không thuần nhất thậm chí đối lập nhau nhưng đều có chung mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục độc lập dân tộc, chỉ khác nhau về cách làm, biện pháp đi tới mục tiêu đó. Do mức độ tiếp thu tư tưởng mới khác nhau giữa các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX cho nên ở Việt Nam đã xuất nhiện hai xu hướng cứu nước là bạo động và cải cách. Hai xu hướng này không có sự đối lập, trái lại còn hỗ trợ,

thúc đẩy nhau cùng phát triển. Hiểu tính chất và đặc điểm của phong trào yêu nước từ phạm trù phong kiến sang phạm trù dân chủ tư sản như trên cho phép chúng ta đánh giá đúng đắn về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông điều là những nhà yêu nước, có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước của dân tộc. Hạn chế trong cách nghĩ, việc làm của hai ông là do điều kiện giai cấp và thời đại đem lại.

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, khi Pháp đang sa lầy ở Châu Âu đã tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân ta phát triển lên một bước. Tiêu biểu là khởi nghĩa Duy Tân ở Huế (1916), khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917)...các cuộc bạo động này ít nhiều điều chịu sự chi phối của Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập ở Trung Quốc (1912) chứng tỏ các cuộc đấu tranh nằm trong phạm trù dân chủ tư sản ở Nam kỳ tiêu biểu là phong trào Thiên Địa hội do Phan Phát Sanh tự xưng là hoàng đế đứng đầu. Đây là sự bế tắc của phong trào nông dân vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả các phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ này điều thất bại bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thiếu giai cấp lãnh đạo đủ năng lực lãnh đạo, thiếu một tư tưởng đúng đắn soi đường. Phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Trong lúc phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc thì Nguyễn Ái Quốc đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới. Con đường cứu nước chân chính đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản mà trong quá trình bôn ba tìm kiếm, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện ra.

2.3. Yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học

Bước vào thế kỉ XXI, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu, hòa nhập nhưng không hòa tan là mục tiêu của các nước đang phát triển như nước ta. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển “nền kinh tế tri thức” đòi hỏi đất nước ta phải có nguồn nhân lực có trình độ cao “có tay nghề, năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, chí vươn lên, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sử việt nam từ 1858 đến 1918, lớp 11 thpt (Trang 30 - 74)